14. Đánh giá tác dụng của viên nang cứng Dạ dày Tuệ Tĩnh trên mô hình loét dạ dày - tá tràng bằng cysteamin ở động vật thực nghiệm

Phạm Quốc Sự, Tô Lê Hồng, Phạm Thanh Tùng, Trần Thị Thúy Phương, Phạm Thị Vân Anh, Đặng Thị Thu Hiên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá tác dụng của viên nang cứng Dạ dày Tuệ Tĩnh trên mô hình gây viêm loét dạ dày - tá tràng bằng cysteamin thực nghiệm. Chuột cống trắng được chia thành 5 lô: lô 1 (chứng sinh học) và lô 2 (mô hình) uống nước cất; lô 3 (esomeprazol 10 mg/kg), lô 4 (DDTT liều 0,252 g/kg) và lô 5 (DDTT liều 0,756 g/kg). Chuột ở các lô được uống nước cất, thuốc và mẫu thử liên tục trong thời gian 7 ngày. Vào ngày thứ 7, chuột được uống cysteamin liều 400 mg/kg. Đánh giá tỷ lệ chuột có viêm loét dạ dày - tá tràng, chỉ số loét trung bình, khả năng ức chế loét giữa các lô. Đánh giá đại thể và vi thể dạ dày - tá tràng tại thời điểm kết thúc nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy cysteamin gây loét dạ dày tá tràng ở 100% chuột của lô mô hình. DDTT cả 2 mức liều có xu hướng làm giảm số chuột bị loét, số ổ loét trung bình, chỉ số loét. Tổn thương trên đại thể và vi thể cải thiện hơn so với lô mô hình. Như vậy, viên nang cứng Dạ dày Tuệ Tĩnh xu hướng có tác dụng chống loét dạ dày tá tràng do cysteamin gây ra trên động vật thực nghiệm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization. WHO Traditional Medicine Strategy: 2014 - 2023. World Health Organization; 2013.
2. Salari N, Darvishi N, Shohaimi S, et al. The global prevalence of peptic ulcer in the world: A systematic review and meta-analysis. Indian J Surg. Published online December 2, 2021.
3. Kinoshita Y, Ishimura N, Ishihara S. Advantages and disadvantages of long-term proton pump inhibitor use. J Neurogastroenterol Motil. 2018;24(2):182-196.
4. Peptic ulcer disease: A brief review of conventional therapy and herbal treatment options - PMC.
5. Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học; 2012.
6. Nguyen D, Tran Q, Do M, et al. Anti-ulcer activity of spray-dried powders prepared from aerial parts extracts of ampelopsis cantoniensis. Pharmacogn J. 2022;14(2):276-281.
7. Wang X, Fu S, Zhang C, et al. Gastroprotective effect of ethanol extracts from bark of magnolia officinalis on ethanol-induced gastric mucosal damage in rats. BioMed Res Int. 2021;2021:6688414.
8. Mitra P, Ghosh T, Mitra PK. Anti-peptic ulcer activity of TLC separated fractions of root extract of astilbe rivularis in rats. Eur J Biotechnol Biosci. 2013;1(1):47-52.
9. Mitra P, Ghosh D, Ghosh T, Mitra P. Anti peptic ulcer activity of the leaves of amaranthus spinosus L. IN RATS. undefined. Published online 2013.
10. Szelenyi I, Thiemer K. Distention ulcer as a model for testing of drugs for ulcerogenic side effects. Arch Toxicol. 1978;41(1):99-105.
11. Ghosh D, Mitra P, Ghosh T, Mitra PK. Anti peptic ulcer activity of the leaves of Amaranthus spinosus L. IN RATS. 2.
12. Adinortey MB, Ansah C, Galyuon I, Nyarko A. In vivo models used for evaluation of potential antigastroduodenal ulcer agents. Ulcers. 2013;2013:e796405.
13. Takeuchi K, Furukawa O, Tanaka H, Okabe S. A new model of duodenal ulcers induced in rats by indomethacin plus histamine. Gastroenterology. 1986;90(3):636-645.
14. Szabo S, Reichlin S. Somatostatin in rat tissues is depleted by cysteamine administration. Endocrinology. 1981;109(6):2255-2257.
15. Malla B, Gauchan DP, Chhetri RB. An ethnobotanical study of medicinal plants used by ethnic people in Parbat district of western Nepal. J Ethnopharmacol. 2015;165:103-117.
16. Guo K, Tong C, Fu Q, Xu J, Shi S, Xiao Y. Identification of minor lignans, alkaloids, and phenylpropanoid glycosides in Magnolia officinalis by HPLC-DAD-QTOF-MS/MS. J Pharm Biomed Anal. 2019;170:153-160.
17. Mamedov NA, Egamberdieva D. Phytochemical constituents and pharmacological effects of licorice: A review. In: Ozturk M, Hakeem KR, eds. Plant and Human Health. Volume 3: Pharmacology and Therapeutic Uses. Springer International Publishing; 2019:1-21.