24. Đánh giá hiệu quả giảm tiêu thụ opioid của phương pháp gây tê ngoài màng cứng khi phối hợp với gây mê toàn thân qua theo dõi ANI trong phẫu thuật ổ bụng

Vũ Thị Quyên, Nguyễn Hữu Tú

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Gây tê ngoài màng cứng (NMC) được dùng phổ biến trong giảm đau sau mổ các phẫu thuật ổ bụng lớn và là 1 trong những chiến lược gây mê tiết kiệm opioid (sparing- opiod). Nghiên cứu được thực hiện với mục đích đánh giá hiệu quả giảm tiêu thụ opioid của phương pháp gây tê NMC kết hợp gây mê toàn thân qua máy theo dõi độ đau ANI (Analgesia Nociception Index) trong phẫu thuật ổ bụng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên có so sánh với 60 bệnh nhân được phẫu thuật lớn vùng bụng có ASA I,II, được phân thành 2 nhóm: Nhóm 1 (n = 30) kết hợp gây tê NMC với gây mê toàn thân và nhóm 2 (n = 30) gây mê toàn thân đơn thuần. Đánh giá hiệu quả tiết kiệm opioid trong mổ và chất lượng hồi tỉnh của phương pháp gây tê ngoài màng cứng phối hợp với gây mê toàn thân qua theo dõi ANI trong phẫu thuật ổ bụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt giữa 2 nhóm về độ tuổi, cân nặng, chiều cao, ASA, thời gian phẫu thuật. Lượng fentanyl/kg, số lần nhắc fentanyl, tổng thời gian ANI < 50 của 2 nhóm khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Thời gian từ lúc mổ xong đến khi rút ống nội khí quản (NKQ), tỉ lệ buồn nôn và nôn trong giai đoạn hồi tỉnh không có sự khác biệt với p > 0,05. Tỉ lệ bệnh nhân tỉnh táo khi rút ống NKQ là 46,7% ở nhóm 1 và 73,3% ở nhóm 2, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Điểm VAS trung bình của 2 nhóm lần lượt là 6,83 ± 1,45 ở nhóm 1 và 4,33 ± 0,216 ở nhóm 2, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Ở cả 2 nhóm không ghi nhận được trường hợp nào có suy hô hấp sau mổ. Chúng tôi đưa ra kết luận là kết hợp gây tê NMC với gây mê toàn thân có hiệu quả đáng kể trong việc giảm tiêu thụ opioid trong mổ, có chất lượng hồi tỉnh về tri giác và giảm đau tốt hơn so với gây mê đơn thuần sử dụng opioid.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Egan TD. Are opioids indispensable for general anaesthesia? Br J Anaesth. 2019;122(6):e127-e135. doi: 10.1016/j.bja.2019.02.018.
2. Beloeil H. Opioid-free anesthesia. Best Pract Res Clin Anaesthesiol. 2019;33(3):353-360. doi: 10.1016/j.bpa.2019.09.002.
3. Huiku M, Uutela K, van Gils M, et al. Assessment of surgical stress during general anaesthesia. Br J Anaesth. 2007;98(4):447-455. doi: 10.1093/bja/aem004.
4. Bardia A, Sood A, Mahmood F, et al. Combined epidural-general anesthesia vs general anesthesia alone for elective abdominal aortic aneurysm repair. JAMA Surg. 2016;151. doi: 10.1001/jamasurg.2016.2733.
5. Alaa M Atia, Khaled A Abdel-Rahman. Combined thoracic epidural with general anesthesia vs. General anesthesia alone for major abdominal surgery: anesthetic requirements and stress response. J Anesth Clin Res. 2016;7:4. doi: 10.4172/2155-6148.1000616.
6. Dundar N, Kus A, Gurkan Y, Toker K, Solak M. Analgesia nociception index (ani) monitoring in patients with thoracic paravertebral block: A randomized controlled study. J Clin Monit Comput. 2018;32(3):481-486. doi: 10.1007/s10877-017-0036-9.
7. Funcke S, Sauerlaender S, Pinnschmidt HO, et al. Validation of innovative techniques for monitoring nociception during general anesthesia: A clinical study using tetanic and intracutaneous electrical stimulation. Anesthesiology. 2017;127(2):272-283. doi: 10.1097/ALN.0000000000001670.
8. Upton HD, Ludbrook GL, Wing A, Sleigh JW. Intraoperative “analgesia nociception index” - guided fentanyl administration during sevoflurane anesthesia in lumbar discectomy and laminectomy: A randomized clinical trial. Anesth Analg. 2017;125(1):81-90. doi:10.1213/ANE.0000000000001984.
9. Trương Hoàng Mỹ Linh, Trương Thị Thúy Lan. Hiệu quả giảm đau sau mổ của gây tê ngoài màng cứng trong phẫu thuật vùng bụng tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Bệnh viện An Giang. Published online 2015.
10. Hoàng Xuân Quân, Nguyễn Quốc Kính. So sánh hiệu quả giảm đau sau mổ ngực do bệnh nhân tự điều khiển qua đường ngoài màng cứng bằng bupivacaine và fentanyl và morphin đường tĩnh mạch. Tạp chí Y học thực hành. Published online 836:10 835.
11. Kim HJ, Kim DK, Kim HY, Kim JK, Choi SW. Risk Factors of Emergence Agitation in Adults Undergoing General Anesthesia for Nasal Surgery. Clin Exp Otorhinolaryngol. 2015;8(1):46-51. doi: 10.3342/ceo.2015.8.1.46.
12. Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Hữu Tú, Công Quyết Thắng. Nghiên cứu hiệu quả giảm đau và ảnh hưởng hô hấp của giảm đau tự điều khiển đường ngoài màng cứng ngực sau mổ bụng trên ở người cao tuổi. Tạp chí Y học thực hành.2012;835+836:72-77.