25. Áp lực và tình trạng nhận cảm của cơ thắt hậu môn ở bệnh nhân rối loạn đồng vận phản xạ rặn trên đo áp lực hậu môn trực tràng độ phân giải cao

Cao Nhật Linh, Đào Việt Hằng, Đào Văn Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm đánh giá biểu hiện lâm sàng, áp lực cơ thắt hậu môn và các ngưỡng cảm nhận trực tràng ở bệnh nhân có rối loạn đồng vận phản xạ rặn (RLĐVPXR) trên đo áp lực hậu môn trực tràng độ phân giải cao (HRAM). Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 52 đối tượng ≥ 18 tuổi có các triệu chứng gợi ý RLĐVPXR và được chẩn đoán RLĐVPXR trên HRAM từ tháng 3/2022 đến tháng 8/2022 tại Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật. Kết quả nghiên cứu cho thấy triệu chứng lâm sàng thường gặp là cảm giác đi ngoài không hết phân (88,5%); rặn gắng sức (69,2%); cảm giác tắc nghẽn ở hậu môn (62,5%) và táo bón (51,9%). Không có sự khác biệt giữa các type về biểu hiện lâm sàng và các giá trị trên HRAM. Tỉ lệ RLĐVPXR type II trên HRAM gặp nhiều nhất (48%). Có 15,4% bệnh nhân có giảm trương lực cơ thắt; 9,6% có tăng trương lực cơ thắt; 3,8% bệnh nhân có cơ thắt hậu môn (CTHM) giảm khả năng co thắt và 7,7% bệnh nhân có trực tràng giảm nhạy cảm. Nghiên cứu cho thấy các triệu chứng RLĐVPXR khá đa dạng và không đặc hiệu. Mặc dù type II là type phổ biến nhất, tuy nhiên triệu chứng lâm sàng, áp lực cơ thắt hậu môn và các ngưỡng nhận cảm trực tràng không có sự khác biệt giữa các type.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Rao SSC, Patcharatrakul T. Diagnosis and treatment of dyssynergic defecation. J Neurogastroenterol Motil. 2016;22(3):423-435. doi: 10.5056/jnm16060.
2. Zhao Y, Ren X, Qiao W, Dong L, He S, Yin Y. High-resolution anorectal manometry in the diagnosis of functional defecation disorder in patients with functional constipation: A retrospective cohort study. J Neurogastroenterol Motil. 2019;25(2):250-257. doi: 10.5056/jnm18032.
3. Tanner S, Chaudhry A, Goraya N, et al. Prevalence and clinical characteristics of dyssynergic defecation and slow transit constipation in patients with chronic constipation. J Clin Med. 2021;10(9):2027. doi: 10.3390/jcm10092027.
4. Andrianjafy C, Luciano L, Bazin C, Baumstarck K, Bouvier M, Vitton V. Three-dimensional high-resolution anorectal manometry in functional anorectal disorders: Results from a large observational cohort study. Int J Colorectal Dis. 2019;34(4):719-729. doi: 10.1007/s00384-019-03235-z.
5. Đào Việt Hằng. Đánh giá áp lực cơ thắt hậu môn, ngưỡng cảm nhận trực tràng và phản xạ rặn ở những bệnh nhân có rối loạn về đại tiện. Tạp chí Khoa học Và Công nghệ Việt Nam. 2020;62(9):20-25.
6. Carrington ev, Heinrich H, Knowles ch, et al. the international anorectal physiology working group (iapwg) recommendations: standardized testing protocol and the london classification for disorders of anorectal function. Neurogastroenterol Motil. 2020;32(1). doi:10.1111/nmo.13679
7. Deshmukh R, Shukla A, Chandnani S, et al. normal values of high-resolution anorectal manometry of healthy Indians. J Neurogastroenterol Motil. 2022;28(3):401-408. doi: 10.5056/jnm21107.
8. Patcharatrakul T, Valestin J, Schmeltz A, Schulze K, Rao SSC. Factors associated with response to biofeedback therapy for dyssynergic defecation. Clin Gastroenterol Hepatol. 2018;16(5):715-721. doi: 10.1016/j.cgh.2017.10.027.
9. Coss-Adame E, Rao SSC, Valestin J, Ali-Azamar A, Remes-Troche JM. Accuracy and reproducibility of high-definition anorectal manometry and pressure topography analyses in healthy subjects. Clin Gastroenterol Hepatol. 2015;13(6):1143-1150.e1. doi: 10.1016/j.cgh.2014.12.034.
10. Rasijeff AMP, García-Zermeño K, Di Tanna G, Remes-Troche J, Knowles CH, Scott MS. Systematic review and meta-analysis of anal motor and rectal sensory dysfunction in male and female patients undergoing anorectal manometry for symptoms of faecal incontinence. Colorectal Dis. 2022;24(5):562-576. doi: 10.1111/codi.16047.