Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến viêm phổi kẽ ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu đánh giá một số yếu tố liên quan đến viêm phổi kẽ ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Nghiên cứu gồm 212 bệnh nhân viêm khớp dạng thấp được chẩn đoán theo tiêu chuẩn ACR 1987 và /hoặc ACR/EULAR 2010 chia thành 2 nhóm: Nhóm 1 gồm 145 bệnh nhân viêm khớp dạng thấp không có viêm phổi kẽ, nhóm 2 gồm 67 bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có viêm phổi kẽ được xác định theo tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi kẽ của ATS/ ERS/JRS/ALAT 2011. Trong nghiên cứu này chúng tôi thấy có mối liên quan giữa viêm phổi kẽ với tuổi: bệnh nhân viêm khớp dạng thấp trên 65 tuổi có tỷ lệ mắc viêm phổi kẽ cao hơn nhóm bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có tuổi nhỏ hơn 65 với p < 0,05 và OR 1,95. Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp hút thuốc lá có tỷ lệ mắc viêm với kẽ cao hơn nhóm bệnh nhân không hút thuốc lá với p < 0,05 và OR là 3,3. Nồng độ RF, nồng độ anti CCP huyết thanh ở nhóm bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có viêm phổi kẽ cao hơn nhóm bệnh nhân viêm khớp dạng thấp không có viêm phổi kẽ với p < 0,05. Không có mối liên quan giữa viêm phổi kẽ với giới, mức độ hoạt động bệnh với p>0,05. Viêm phổi kẽ là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp chúng ta cần quan tâm phát hiện sớm tổn thương viêm phổi kẽ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm khớp dạng thấp, viêm phổi kẽ.
Tài liệu tham khảo
2. Esther Chan KC, Clive Kelly. Interstitial lung disease in rheumatoid arthritis: a review. Arthritis Research UK. 2013;7(3).
3. Megan Shaw BFC, Lawrence A.Ho, Ganesh Raghu. Rheumatoid arthritis- associated lung disease. European Respiratory society. 2014;24(135).
4. Cavagna L MS, Grosso V et al. The multifaceted aspects of interstitial lung disease in rheumatoid arthritis. Biomed Res Int. 2013;759760.
5. Koduri G NS, Young a, et al. Interstitial lung disease has a poor prognosis in rheumatoid arthritis: results from an inception cohort. Rheumatology. 2010;49(8):1483-1489.
6. Saag KG CJ, Kolluri S, et al. Cigarette smoking and rheumatoid arthritis severity. Am J Respir 1997;56:463-469.
7. Mori S KY, Sugimoto M. Different risk factors between interstitial lung disease and airway disease in rheumatoid arthritis. Respiratory Medicine. 2012;106(11):1591-1599.
8. Habib HM EA, Arafat WR, Marie MA. Pulmonary involvement in early rheumatoid arthiritis patient. Clinical Pheumatology. 2011;30(2)(217-221).
9. H S. IgG rheumatoid factor in rheumatoid arthritis with interstitial lung disease. Ryumachi. 1995;35(4):671-677.
10. Alexiou I GA, Koutroumpas A, Kontogianni A, Theodoridou K, Sakkas LI. Anti-Cyclic citrullinated peptide-2 (CCP2) autoantibodies and extra-articular manifestations in Greek patients with rheumatoid arthritis. Clinnical Rheumatology. 2008;27(4):511-513.
11. Yufeng Yin1. DL, Lidan Zhao1, YL, WL, et al. Anti-Cyclic Citrullinated Peptide Antibody Is Associated with Interstitial Lung Disease in Patients with Rheumatoid Arthritis. PLoS One. 2014;9(4):e92449.
12. Kelly CA, Saravanan V, Nisar M, et al. Rheumatoid arthritis-related interstitial lung disease: associations, prognostic factors and physiological and radiological characteristics--a large multicentre UK study. Rheumatology (Oxford). Sep 2014;53(9):1676-1682.
13. Tanaka N, Kim JS, Newell JD, et al. Rheumatoid arthritis-related lung diseases: CT findings. Radiology. Jul 2004;232(1):81-91.
14. Assayag D, Lee JS, King TE, Jr. Rheumatoid arthritis associated interstitial lung disease: a review. Medicina. 2014;74(2):158-165.
15. Solomon JJ, Brown; KK. Rheumatoid arthritis-associated interstitial lung disease. Autoimmune Lung Center and interstitial Lung Disease Program, National Jewish Health, Denver, CO, USA. 2012;4:21-31.