29. Thực trạng và nhu cầu khám chữa bệnh từ xa của người bệnh mắc bệnh lý mạn tính khu vực miền Trung Việt Nam

Nguyễn Đắc Quỳnh Anh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Con người đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật kép. Ứng dụng hình thức khám chữa bệnh từ xa để theo dõi sức khỏe cho người bệnh mắc bệnh mạn tính là điều kiện then chốt, đảm bảo kết nối giữa cán bộ y tế và người bệnh. Nghiên cứu được thực hiện nhằm (1) Mô tả thực trạng và nhu cầu khám chữa bệnh từ xa của người bệnh mắc các bệnh lý mạn tính khu vực miền Trung, Việt Nam; (2) Mô tả số yếu tố liên quan đến nhu cầu sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh từ xa của đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 470 người bệnh mắc bệnh lý mạn tính, điều trị tại Trung tâm y tế thành phố Huế, Trung tâm y tế quận Sơn Trà, Đà Nẵng từ tháng 01 đến tháng 06/2022. Hai nhóm bệnh lý mạn tính phổ biến nhất được ghi nhận là: tim mạch (75,3%) và đái tháo đường (60,6%). Có 26,6% người bệnh đã từng nghe, 5,7% hiện đang sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh từ xa và 47,7% mong muốn được sử dụng dịch vụ này cho quá quá trình chăm sóc sức khỏe của họ. Hình thức được nhiều người mong muốn tiếp cận nhất là tư vấn sức khỏe cá nhân qua điện thoại (82%). Nhóm người bệnh có trình độ học vấn trên THPT, thời gian mắc bệnh dưới 3 năm, đã hiểu biết về khám chữa bệnh từ xa và có khả năng tiếp cận công nghệ thông tin có nhu cầu sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh từ xa cao hơn. Đối tượng tham gia nghiên cứu chưa sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh từ xa thường xuyên, nhưng nhu cầu tương đối lớn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Stephanie Bernell, Steven W. Howard. Use your words carefully: What is a chronic Disease? Frontiers in Public Health. 2016; 4(159).
2. World Health Organization. Noncommunicable diseases: Key facts (2018). 2022. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/noncommunicable-diseases
3. World Health Organization. Noncommunicable diseases. Accessed 1-6, 2022. https://www.who.int/ncds/en/.
4. Bộ Y tế. Báo cáo về hoạt động quản lý bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần. 2019.
5. Nguyễn Đắc Quỳnh Anh, Nguyễn Minh Tuấn. Đánh giá nhu cầu chăm sóc sức khỏe tim mạch thông qua dịch vụ khám chữa bệnh từ xa của người dân miền Trung, Việt Nam. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam. 2021; 98(1): 135-141.
6. Bộ Y tế. Cần quan tâm hơn về hoạt động quản lý bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần tại tuyến y tế cơ sở. Bộ Y tế. 11-07, 2022. Accessed 11-07, 2022. https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-lanh-dao-bo/-/asset_publisher/TW6LTp1ZtwaN/content/can-quan-tam-hon-ve-hoat-ong-quan-ly-benh-khong-lay-nhiem-va-roi-loan-suc-khoe-tam-than-tai-tuyen-y-te-co-so.
7. Aqil Burney, Nadeem Mahmood, Zain Abbas. Information and communication technology in healthcare management systems: Prospects for developing countries. International Journal of Computer Applications. 2010; 4(2).
8. Thông tư số 49/2017/TT-BYT Quy định về hoạt động y tế từ xa (2017).
9. United Nations. Disability at a Glance 2019: Investing in Accessibility in Asia and the Pacific. 2019.
10. Wang LM, Chen ZH. Study of the prevalence and disease burden of chronic disease in the elderly in China. Europe PMC. 2019; 40(3): 277-283.
11. Sở Khoa học và Công nghệ Sơn La. Thực trạng một số bệnh không lây nhiễm và giải pháp nâng cao năng lực cho y tế có sở trong khám chữa một số bệnh không lây nhiễm tỉnh Sơn La. 2019.
12. Ward BW, Black LI. State and Regional Prevalence of Diagnosed Multiple Chronic Conditions Among Adults Aged ≥ 18 Years - United States. MMWR - Morbidity and mortality weekly report. 2016; 65(29): 735-738.
13. Association AW. Telehealth Index: 2019 Consumer Survey. American health runs American Well. 2019;
14. Nguyễn Đắc Quỳnh Anh. Thực trạng tìm kiếm thông tin sức khỏe và các yếu tố liên quan của người dân thành phố Huế. Tạp chí Y học dự phòng. 2020; 30(1): 16-24.
15. Quách Hữu Trung. Kiến thức và nhu cầu về sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh từ xa của bệnh nhân đái tháo đường tại thành phố Đà Nẵng. Tạp chí Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam. 2021; 46.
16. Lacktman N. Telemedicine and Digital Health Survey. Foley & Lardner LLP. 2017; 21(5): 2-16.