4. Gây mê mổ cắt tuyến giáp cho bệnh nhân tăng áp lực mạch phổi nặng: Báo cáo một trường hợp lâm sàng

Lưu Xuân Võ, Tạ Ngân Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Gây mê cho bệnh nhân tăng áp lực mạch phổi nặng luôn là một thách thức đối với bác sĩ gây mê, vì đó là một trong các nguyên nhân làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong chu phẫu ngay cả khi đó không phải là các ca mổ tim. Bác sĩ gây mê hồi sức cần có sự đánh giá kỹ lưỡng về tình trạng bệnh nhân và phối hợp chặt chẽ với bác sĩ ngoại khoa, bác sĩ tim mạch. Trước và sau mổ, bệnh nhân cần được theo dõi sát và tiếp tục duy trì các thuốc điều trị, sau khi đánh giá tình trạng bệnh nhân ổn định để mổ thì điều quan trọng trong quá trình gây mê và mổ là hạn chế các yếu tố làm nặng thêm tình trạng tăng áp lực mạch phổi như giảm O2 máu, tăng CO2 máu, nhiễm toan, hạ thân nhiệt, tránh các yếu tố gây mạch nhanh và hạn chế truyền dịch. Chúng tôi báo cáo một trường hợp nữ 43 tuổi, tiền sử đã mổ vá thông liên nhĩ cách 4 năm, không theo dõi và điều trị, được chỉ định mổ cắt tuyến giáp theo chương trình có tình trạng tăng áp lực mạch phổi nặng đo được trên siêu âm là 95mmHg, bệnh nhân đã được gây mê mổ cắt thùy phải tuyến giáp và đã xuất viện thành công.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Galiè N, Humbert M, Vachiery JL, et al. 2015 ESC/ERS Guidelines for the diagnosis and treatment of pulmonary hypertension: The Joint Task Force for the diagnosis and treatment of pulmonary hypertension of the European Society of Cardiology (ESC) and the European Respiratory Society (ERS): Endorsed by: Association for European Paediatric and Congenital Cardiology (AEPC), International Society for Heart and Lung Transplantation (ISHLT). European Heart Journal. 2016; 37(1): 67-119. doi: 10.1093/eurheartj/ehv317.
2. Simonneau G, Montani D, Celermajer DS, et al. Haemodynamic definitions and updated clinical classification of pulmonary hypertension. European Respiratory Journal. 2019; 53(1). doi: 10.1183/13993003.01913-2018.
3. Kaw R, Pasupuleti V, Deshpande A, Hamieh T, Walker E, Minai OA. Pulmonary hypertension: An important predictor of outcomes in patients undergoing non-cardiac surgery. Respiratory Medicine. 2011; 105(4): 619-624. doi: 10.1016/j.rmed.2010.12.006.
4. Ramakrishna G, Sprung J, Ravi BS, Chandrasekaran K, McGoon MD. Impact of pulmonary hypertension on the outcomes of noncardiac surgery. Journal of the American College of Cardiology. 2005; 45(10): 1691-1699. doi: 10.1016/j.jacc.2005.02.055.
5. Smilowitz NR, Armanious A, Bangalore S, Ramakrishna H, Berger JS. Cardiovascular outcomes of patients with pulmonary hypertension undergoing noncardiac surgery. The American Journal of Cardiology. 2019; 123(9): 1532-1537. doi: 10.1016/j.amjcard.2019.02.006.
6. Price LC, Montani D, Jaïs X, et al. Noncardiothoracic nonobstetric surgery in mild-to-moderate pulmonary hypertension. Eur Respir J. 2010; 35(6): 1294. doi: 10.1183/09031936.00113009.
7. Deljou A, Sabov M, Kane GC, et al. Outcomes after noncardiac surgery for patients with pulmonary hypertension: A historical cohort study. Journal of Cardiothoracic and Vascular Anesthesia. 2020; 34(6): 1506-1513. doi: 10.1053/j.jvca.2019.10.059.
8. Simonneau G, Robbins IM, Beghetti M, et al. Updated clinical classification of pulmonary hypertension. Journal of the American College of Cardiology. 2009; 54(1): S43-S54. doi: 10.1016/j.jacc.2009.04.012.
9. Fox C, Kalarickal PL, Yarborough MJ, Jin JY. Perioperative management including new pharmacological vistas for patients with pulmonary hypertension for noncardiac surgery. Curr Opin Anaesthesiol. 2008; 21(4): 467-472. doi: 10.1097/ACO.0b013e3283007eb4.
10. Humbert M, Sitbon O, Chaouat A, et al. Pulmonary arterial hypertension in France. Am J Respir Crit Care Med. 2006; 173(9): 1023-1030. doi: 10.1164/rccm.200510-1668OC.
11. Galiè N, Palazzini M, Manes A. Pulmonary arterial hypertension: From the kingdom of the near-dead to multiple clinical trial meta-analyses. European Heart Journal. 2010; 31(17): 2080-2086. doi: 10.1093/eurheartj/ehq152.
12. Galiè N, Manes A, Negro L, Palazzini M, Bacchi-Reggiani ML, Branzi A. A meta-analysis of randomized controlled trials in pulmonary arterial hypertension. European Heart Journal. 2009; 30(4): 394-403. doi: 10.1093/eurheartj/ehp022.
13. Price LC, Martinez G, Brame A, et al. Perioperative management of patients with pulmonary hypertension undergoing non-cardiothoracic, non-obstetric surgery: a systematic review and expert consensus statement. British Journal of Anaesthesia. 2021; 126(4): 774-790. doi: 10.1016/j.bja.2021.01.005.
14. Nguyễn Duy Khánh, Nguyễn Quốc Kính, Lưu Quang Thùy. Đánh giá mối tương quan giữa PaCO2 và EtCO2 trong phẫu thuật lồng ngực có thông khí một phổi. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2019; 121(5): 31-38.
15. Nguyễn Toàn Thắng. Theo dõi bệnh nhân trong gây mê. Gây Mê Hồi Sức. Nhà xuất bản Y Học; 2014: 147-158.