34. Kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc sức khỏe răng miệng học sinh trường trung học cơ sở Hoài Thanh, Bình Định năm 2019

Hoàng Bảo Duy, Ong Thế Duệ, Nguyễn Thị Phương Dung, Vũ Thị Thu Hiền, Trần Tiến Thành, Khúc Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Thúy Nga, Trần Thị Lan Anh, Phùng Lâm Tới

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) chăm sóc sức khỏe răng miệng (CSSKRM) học sinh trường THCS Hoài Thanh, Bình Định. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 760 học sinh vào tháng 11/2019. Dữ liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn gián tiếp thông qua bộ câu hỏi. Trong 760 học sinh, có 43,6% có kiến thức CSSRKM tốt, 70,8% có thái độ tốt và 31,3% có thực hành tốt. So với học sinh nam, học sinh nữ thực hành CSSKRM kém hơn (OR = 0,16; p < 0,001). So với khối lớp 6, khối lớp 8 và 9 có kiến thức tốt hơn (OR lần lượt = 1,55; 1,71; p < 0,05), tuy nhiên khối lớp 9 thực hành kém hơn (OR = 0,61; p < 0,05). Trong số học sinh có kiến thức tốt, học sinh có thái độ tốt gấp 2,5 lần thái độ không tốt và thực hành tốt gấp 1,78 lần thực hành không tốt (p < 0,001). Phần lớn học sinh có thái độ tốt, tuy nhiên tỷ lệ học sinh có kiến thức, thực hành CSSKRM tốt chưa cao. Gia đình, nhà trường và các bên liên quan cần có những biện pháp can thiệp cải thiện kiến thức, thực hành CSSKRM của học sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trương Mạnh Dũng, Ngô Văn Toàn. Nha Cộng Đồng - Tập 1. Nhà xuất bản Y học; 2013.
2. Trần Thị Lan Anh. Độ nhạy và độ đặc hiệu của chẩn đoán sâu răng trên học sinh từ 12 đến 15 tuổi qua ảnh chụp bằng điện thoại di động smartphone. Trường Đại học Y Hà Nội; 2020.
3. Nguyễn Thị Vân Anh, Vũ Anh Dũng, Vũ Đức Anh, và cs. Thực trạng bệnh răng miệng của học sinh tại 2 trường trung học cơ sở thành phố Thái Bình năm 2020. Tạp chí Y học Cộng đồng. 2021;62(7).
4. Lian CW, Phing TS, Chat CS, et al. Oral health knowledge, attitude and practice among secondary school students in Kuching, Sarawak. Archives of Orofacial Sciences. 2010;5(1):9-16.
5. Jabeen C, Umbreen G. Oral hygiene: Knowledge, attitude and practice among school children, Lahore. Journal of the Liaquat University of Medical and Health Sciences. 2017;16(3):170-174.
6. Eccles Jacquelynne S. The development of children ages 6 to 14. Future Child. 1999;30-44.
7. Kuusela S, Honkala E, Rimpelä A, et al. Trends in toothbrushing frequency among Finnish adolescents between 1977 and 1995. Community Dent Health. 1997;14(2):84-88.
8. Mohammed A. Oral health patterns among schoolchildren in Mafraq Governorate, Jordan. J Sch Nurs. 2012;28(2):124-129.
9. Khamaiseh A, Albashtawy M. Oral health knowledge, attitudes, and practices among secondary school students. British Journal of School Nursing; 2013;8:194-199. doi: 10.12968/bjsn.2013.8.4.194.
10. Nguyễn Hà My. Thực trạng sức khỏe mô lợi và mối liên quan với kiến thức thái độ hành vi vệ sinh răng miệng ở học sinh trường THCS Tuy Lộc, TP Yên Bái, tỉnh Yến Bái năm 2020. Trường Đại học Y Hà Nội; 2020.
11. Nguyễn Anh Sơn. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng, viêm lợi, hiệu quả can thiệp ở học sinh lớp 6 một số trường trung học cơ sở huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Luận án Tiến sĩ. 2019.
12. Trần Thị Mỹ Hạnh, Hoàng Hồng Xiêm, Vũ Mạnh Tuấn, và cs. Kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh răng miệng của học sinh lớp 6 trường THCS Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội năm 2020. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021;505(2).
13. Tôn Nữ Hồng Vy, Trương Phi Hùng, Đoàn Thị Ngọc Hân. Kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh răng miệng của học sinh THCS tại Thị trấn Diên Khánh, Tỉnh Khánh Hòa. Tạp chí Y học TP HCM. 2008;14(01).
14. Li D, Zheng-Yan Y, Ting C, et al. Investigation of oral health knowledge, attitude, behavior of 12-15 years old children in Chongqing. Hua Xi Kou Qiang Yi Xue Za Zhi. 2020;38(1):42-47.
15. Anshu B, Vishaka G, Anoop K, et al. Oral health knowledge, attitudes and practice behaviour among secondary school children in Chandigarh. J Clin Diagn Res. 2016;10(10):ZC01.
16. Trần Tấn Tài. Thực trạng bệnh sâu răng và hiệu quả của giải pháp can thiệp cộng đồng của học sinh tại một số trường Tiểu học ở Thừa Thiên Huế. Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Y Dược Huế; 2016.
17. Haque SE, Rahman M, Itsuko K, et al. Effect of a school-based oral health education in preventing untreated dental caries and increasing knowledge, attitude, and practices among adolescents in Bangladesh. BMC Oral Health. 2016;16(1):1-10.
18. Nguyễn Thanh Thủy. Thực trạng bệnh sâu răng và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường tiểu học Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội. Trường Đại học Y tế công cộng; 2009.
19. Siddibhavi MB, Ankola AV, Arora D, et al. Oral Health Attitute and Awareness among School Children. World Journal of Science and Technology. 2011;1:43-51.
20. Neff KD, Cooper CE, Woodruff AL. Children’s and adolescents’ developing perceptions of gender inequality. Review of Social Development. 2007;16(4):682-699.
21. W FJ, Alex VE, A PM. The relationship between aggressive behavior and puberty in normal adolescents: A longitudinal study. Adolesc Health. 1994;15(4):319-326.