Đánh giá sự thay đổi một số chỉ số tuần hoàn, hô hấp, cơ học phổi của phương thức hỗ trợ áp lực (psv) so với phương thức hỗ trợ đồng thì cách quãng (simv) ở bệnh nhân bỏ thở máy sau mổ

Vũ Hoàng Phương1, Nguyễn Thị Vân1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá sự thay đổi một số chỉ số tuần hoàn, hô hấp và cơ học phổi của phương thức PSV so với phương thức SIMV ở bệnh nhân bỏ thở máy sau mổ. 70 bệnh nhân thở máy sau phẫu thuật > 24h được chia làm 2 nhóm: 35 bệnh nhân bỏ thở máy theo phương thức PSV và 35 35 bệnh nhân bỏ thở máy theo phương thức SIMV tại Khoa Gây mê Hồi sức và Chống đau – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 7 năm 2020. Sự thay đổi các chỉ số về tuần hoàn, hô hấp và cơ học phổi (VT, MV, PIP) của người bệnh chuyển từ thở máy kiểm soát hoàn toàn sang thở máy hỗ trợ bằng phương thức PSV và SIMV được ghi lại ở các thời điểm 30 phút, 60 phút và 90 phút. Ở nhóm SIMV, chỉ số mạch, huyết áp, tần số hô hấp tăng lên có ý nghĩa thống kê so với nhóm PSV khi chuyển từ A/C sang PSV/SIMV và cả khi giảm dần mức áp lực hỗ trợ. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phương thức SIMV có thể làm cho người bệnh gắng sức nhiều hơn so với phương thức PSV khi bỏ máy thở sau mổ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Downs JB KE, Desautels D, Modell JH, Kirby RR. Intermittent Mandatory Ventilation: A New Approach to Weaning Patients from Mechanical Ventilators. CHEST. 1973;64(3):331 - 335.
2. Brochard L RA, Benito S, et al. Comparison of three methods of gradual withdrawal from ventilatory support during weaning from mechanical ventilation. . Am J Respir Crit Care Med. 1994;150(4):896 - 903.
3. Esteban A FF, Tobin MJ, et al. A comparison of four methods of weaning patients from mechanical ventilation. Spanish Lung Failure Collaborative Group. N Engl J Med. 1995;332(6):345 - 350.
4. Leung P JA, Tobin MJ. Comparison of assisted ventilator modes on triggering, patient effort, and dyspnea. Am J Respir Crit Care Med. 1997;155(6):1940 - 1948.
5. Jabaley CS GR, Sharifpour M, Raikhelkar JK, Blum JM. . Modes of mechanical ventilation vary between hospitals and intensive care units within a university healthcare system: a retrospective observational study. BMC Res Notes. 2018;11(1):425 - 433.
6. El-Khatib M B-KP, Zeineldine S, Kanj N, Abi-Saad G, Jamaleddine G. . Metabolic and respiratory variables during pressure support versus synchronized intermittent mandatory ventilation. Respiration. 2009;77(2):154 - 159.
7. Sternberg R SH. Hemodynamic and Oxygen Transport Characteristics of Common Ventilatory Modes. CHEST. 1994;105(6):1798 - 1803.
8. NR. M. Respiratory function during pressure support ventilation. . CHEST. 1986;89(5):677 - 683.
9. J S Groeger MRL, G C Carlon. Assist control versus synchronized intermittent mandatory ventilation during acute respiratory failure. Crit Care Med. 1989;17(7):607 - 612.
10. Marini JJ RR, Lamb V. The inspiratory workload of patient-initiated mechanical ventilation. Am Rev Respir Dis. 1986;134(5):902 - 909.