Biểu hiện lâm sàng, hình ảnh nội soi, đặc điểm trên kĩ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao ở bệnh nhân co thắt đoạn xa thực quản
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu hồi cứu được tiến hành nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và áp lực, nhu động thực quản trên bệnh nhân được chẩn đoán co thắt đoạn xa thực quản bằng đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao. Kết quả có 75 trong 7519 bệnh nhân được chẩn đoán co thắt đoạn xa thực quản trên đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao từ 3/2018 đến 8/2020 tại Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật. Nhóm nghiên cứu gồm 62,7% nữ, tuổi trung bình là 47,8 năm. Triệu chứng nuốt nghẹn và đau ngực gặp ở lần lượt 41,3% và 30,7%. Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm cảm giác trào ngược (72,0%), ợ hơi (56,0%), nóng rát sau xương ức (49,3%). 46,8% bệnh nhân có tổn thương viêm thực quản trên nội soi. Trên đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao, trung vị tỉ lệ nhịp nuốt đến sớm là 30%. Nhóm bệnh nhân có nuốt nghẹn và/hoặc đau ngực có áp lực tích hợp khi nghỉ của cơ thắt thực quản dưới trong vòng 4 giây (IRP4s) cao hơn so với nhóm không có hai triệu chứng trên. Tỉ lệ nhịp nuốt đến sớm không có mối liên quan tới biểu hiện nuốt nghẹn, đau ngực trên lâm sàng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
co thắt đoạn xa thực quản, đo áp lực và nhu động thực quản
Tài liệu tham khảo
2. Gorti H, Samo S, Shahnavaz N, Qayed E. Distal esophageal spasm: Update on diagnosis and management in the era of high-resolution manometry. World J Clin Cases. 2020;8(6):1026-1032.
3. Paterson WG. Esophageal peristalsis. GI Motility online. 2006.
4. Almansa C, Heckman MG, DeVault KR, Bouras E, Achem SR. Esophageal spasm: demographic, clinical, radiographic, and manometric features in 108 patients. Dis Esophagus. 2012;25(3):214-221.
5. Tsuboi K, Mittal SK. Diffuse esophageal spasm: has the term lost its relevance? Analysis of 217 cases. Dis Esophagus. 2011;24(5):354-359.
6. Katz PO, Dalton CB, Richter JE, Wu WC, Castell DO. Esophageal testing of patients with noncardiac chest pain or dysphagia. Results of three years’ experience with 1161 patients. Ann Intern Med. 1987;106(4):593-597.
7. Rosen JM, Lavenbarg T, Cocjin J, Hyman PE. Diffuse esophageal spasm in children referred for manometry. J Pediatr Gastroenterol Nutr. 2013;56(4):436-438.
8. Almansa C, Achem SR. [Diffuse esophageal spasm (DES). Practical concepts of diagnosis and treatment]. Revista de gastroenterologia de Mexico. 2007;72(2):136-145.
9. Crespin OM, Tatum RP, Yates RB, et al. Esophageal hypermotility: cause or effect? Dis Esophagus. 2016;29(5):497-502.
10. Clouse RE, Staiano A. Contraction abnormalities of the esophageal body in patients referred to manometry. A new approach to manometric classification. Digestive diseases and sciences. 1983;28(9):784-791.
11. Reidel WL, Clouse RE. Variations in clinical presentation of patients with esophageal contraction abnormalities. Digestive diseases and sciences. 1985;30(11):1065-1071.
12. Đào Việt Hằng, Trần Thị Thanh Lịch, Lưu Thị Minh Huế. Mối liên quan giữa điểm FSSG với nhu động thực quản và áp lực cơ thắt thực quản dưới ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản. Tạp chí nghiên cứu Y học. 2020;130(6):83-90.
13. Nguyễn Thùy Linh, Trần Thị Thu Trang, Lưu Thị Minh Huế, Đào Việt Hằng. Evaluation of clinical characteristics and lower esophageal sphincter pressure on high resolution manomoetry in achalasia patients after treatment. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 2020;accepted.
14. Khatami SS, Khandwala F, Shay SS, Vaezi MF. Does diffuse esophageal spasm progress to achalasia? A prospective cohort study. Digestive diseases and sciences. 2005;50(9):1605-1610.
15. Fontes LH, Herbella FA, Rodriguez TN, Trivino T, Farah JF. Progression of diffuse esophageal spasm to achalasia: incidence and predictive factors. Dis Esophagus. 2013;26(5):470-474.
16. Liu L, Li S, Zhu K, et al. Relationship between esophageal motility and severity of gastroesophageal reflux disease according to the Los Angeles classification. Medicine. 2019;98(19):e15543.
17. Chrysos E, Prokopakis G, Athanasakis E, et al. Factors affecting esophageal motility in gastroesophageal reflux disease. Archives of surgery (Chicago, Ill : 1960). 2003;138(3):241-246.
18. Lin S, Li H, Fang X. Esophageal Motor Dysfunctions in Gastroesophageal Reflux Disease and Therapeutic Perspectives. Journal of neurogastroenterology and motility. 2019;25(4):499-507.
19. Achem SR, Gerson LB. Distal esophageal spasm: an update. Curr Gastroenterol Rep. 2013;15(9):325.