13. Tỷ lệ rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 24 - 72 tháng tuổi bằng tiêu chuẩn DSMM-5

Trần Thiện Thắng, Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Văn Thống, Huỳnh Nguyễn Phương Quang, Đoàn Hữu Ân, Nguyễn Thái Thông, Võ Văn Thi, Nguyễn Văn Tuấn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Phổ tự kỷ là một rối loạn phát triển phức tạp có tỷ lệ gia tăng một cách báo động. Từ năm 2013, tiêu chuẩn DSM-5 được sử dụng và tỷ lệ trẻ mắc rối loạn lên đến 2,27% vào năm 2021. Qua thăm khám 3018 trẻ từ 24 - 72 tháng tại các cơ sở nuôi dạy trẻ, chúng tôi ghi nhận tỷ lệ rối loạn là 1,9%, mức độ cần hỗ trợ của trẻ từ 1 đến 3 tương ứng 43,1%, 36,2% và 20,7%. Trẻ trai có tỷ lệ cao hơn 3,53 lần (p < 0,001), tần suất tiếp xúc thuốc trừ sâu lúc mang thai càng nhiều càng làm gia tăng tỷ lệ rối loạn (p < 0,001). Tiền sử gia đình có dị tật/bệnh lý di truyền làm tỷ lệ rối loạn phổ tự kỉ ở trẻ tăng 2,85 lần (p = 0,041) và mẹ stress trong quá trình mang thai có tỷ lệ con mắc rối loạn cao hơn 3,11 lần (p = 0,008). Tỷ lệ này cũng cao gấp 2,19 lần ở trẻ có thời gian chuyển dạ trên 24 giờ (p = 0,044); gấp 2,1 lần (p = 0,018) ở bé sinh thiếu hoặc già tháng, tăng 1,89 lần (p = 0,019) ở trẻ bị vàng da sơ sinh và cao gấp 5,14 lần (p = 0,002) ở trẻ bị ngạt khi sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. American Psychiatric Association. Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (DSM-5). 5th ed. Washington, DC: American Psychiatric Association; 2013.
2. Hodges H, Fealko C, Soares N. Autism spectrum disorder: definition, epidemiology, causes, and clinical evaluation. Translational pediatrics. 2020; 9(Suppl 1):S55.
3. Maenner MJ, Shaw KA, Bakian AV, et al. Prevalence and characteristics of autism spectrum disorder among children aged 8 years-autism and developmental disabilities monitoring network, 11 sites, United States, 2018. MMWR Surveillance Summaries. 2021; 70(11):1.
4. Nguyễn Thị Hương Giang, Trần Thị Thu Hà, Cao Minh Châu. Nghiên cứu phát hiện sớm tự kỷ bằng bảng kiểm sàng lọc tự kỷ ở trẻ nhỏ (MCHAT- 23). Tạp chí Y học thực hành. 2015; 741(11): 5-7.
5. Trần Thiện Thắng. Khảo sát tỷ lệ trẻ từ 18-36 tháng có biểu hiện rối loạn phổ tự kỷ tại phòng khám bệnh viện nhi đồng cần thơ bằng thang điểm M-chat. Tạp Chí Y Dược Học Cần Thơ. 2019; 22-25: 293-304.
6. Phạm Trung Kiên, Lê Thị Kim Dung, Đào Văn Dũng, Phan Thị Yến. Nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc và kết quả điều trị tự kỷ trẻ em tại tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh. 2014; 18(4): 74-79.
7. Phuong Minh Nguyen, Thien Thang Tran. Clinical characteristics and associated sociodemographic factors of autism spectrum disorder in Vietnamese children. Current Pediatric Research. 2021; 25(1): 308-312.
8. Roberts EM, English PB, Grether J K, et al. Maternal residence near agricultural pesticide applications and autism spectrum disorders among children in the California Central Valley. Environmental Health Perspectives. 2007; 115(10): 1482-1489.
9. Daniels JL, Forssen U, Hultman CM, et al. Parental psychiatric disorders associated with autism spectrum disorders in the offspring. Pediatrics. 2008; 121(5): 1357–1362.
10. Kolevzon A, Gross R, Reichenberg A. Prenatal and perinatal risk factors for autism: a review and integration of findings. Arch Pediatr Adolesc Med. 2007; 161(4): 326-333.
11. Cryan E, Byrne M, O’Donovan A, et al. A case-control study of obstetric complications and later autistic disorder. J Autism Dev Disord. 1996; 26(4): 453-460.
12. Gardener H, Spiegelman D, Buka SL. Prenatal risk factors for autism: comprehensive meta-analysis. Br J Psychiatry. 2009; 195(1): 7-14.
13. Bailey A, Le Couteur A, Gottesman, et al. Autism as a strongly genetic disorder: evidence from a British twin study”, Psychological medicine. 1995; 25(1): 63-77.
14. Robinson EB, St Pourcain B, Anttila V, et al. Genetic risk for autism spectrum disorders and neuropsychiatric variation in the general population. Nature genetics. 2016; 48(5): 552-555.