14. Vai trò của cắt lớp vi tính đa dãy trong tiên lượng khả năng cắt bỏ ung thư ngoại tiết đầu tụy theo tiêu chuẩn nccn

Lê Thanh Dũng, Nguyễn Duy Huề, Nguyễn Thị Hiếu

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện với mục đích đánh giá khả năng cắt bỏ ung thư đầu tụy trên cắt lớp vi tính đa dãy đặc biệt là liên quan với tình trạng diện cắt sau mổ. Có nhiều tiêu chuẩn đánh giá được đưa ra trong đó khuyến cáo của mạng lưới ung thư toàn diện quốc gia (Mỹ) (NCCN) được sử dụng phổ biến, được phân loại thành có thể cắt bỏ (Resectable), ranh giới (borderline) và không thể cắt bỏ (Locally advanced). Chúng tôi lựa chọn được 105 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán ung thư ngoại tiết đầu tụy trên CLVT 64 dãy từ 1/2020 đến 8/2022 tại bệnh viện Việt Đức. Kết quả cho thấy khối u có kích thước < 4cm có ảnh hưởng tới khả năng cắt bỏ hoàn toàn khối u R0 với OR = 7,58 (95%CI: 3,12 - 18,42, p < 0,001). Xâm lấn động mạch và xâm lấn tĩnh mạch có liên quan tới khả năng cắt bỏ hoàn toàn khối u (p < 0,001). Tỷ lệ R0 ở nhóm có thể cắt bỏ hoặc ranh giới là 75% (43/57), ở nhóm không thể cắt bỏ là 6% (p < 0,001).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Rahib L SB. Projecting cancer incidence and deaths to 2030: The unexpected burden of thyroid, liver, and pancreas cancers in the United States. Cancer Res. 2014; 74: 2913-2921.
2. Phạm Văn Định. Mô Học. Nhà xuất bản Y học Hà Nội; 2002.
3. Gustavo Raichholz S. Segmental anatomy of the pancreas and its developmental variants. Imagenes. 2016; 5(13): 43-52.
4. Gilabert M, Boher JM, Raoul JL, et al. Comparison of preoperative imaging and pathological findings for pancreatic head adenocarcinoma: A retrospective analysis by the Association Française de Chirurgie. Medicine (Baltimore).2017; 96(24): e7214.
5. Tempero MA, Malafa MP, Al-Hawary M, et al. Pancreatic Adenocarcinoma, Version 2.2021, NCCN Clinical Practice Guidelines in Oncology. J Natl Compr Canc Netw. 2021; 19(4): 439-457.
6. Schlitter AM, Esposito I. Definition of Microscopic Tumor Clearance (R0) in Pancreatic Cancer Resections. Cancers. 2010; 2(4): 2001-2010.
7. Chiang KC, Lee CH, Yeh CN, et al. A novel role of the tumor size in pancreatic cancer as an ancillary factor for predicting resectability. J Cancer Res Ther. 2014; 10(1): 142.
8. Maeda S, Moore AM, Yohanathan L, et al. Impact of resection margin status on survival in pancreatic cancer patients after neoadjuvant treatment and pancreatoduodenectomy. Surgery. 2020; 167(5): 803-811.
9. Hwang SH, Kim HY, Lee EJ, et al. Preoperative Clinical and Computed Tomography (CT)-Based Nomogram to Predict Oncologic Outcomes in Patients with Pancreatic Head Cancer Resected with Curative Intent: A Retrospective Study. J Clin Med. 2019; 8(10).
10. Hong SB, Lee SS, Kim JH, et al. Pancreatic Cancer CT: Prediction of Resectability according to NCCN Criteria. Radiology. 2018; 289(3): 710-718.
11. Azzaz HEM, Abdullah MS, Habib RM. Role of multidetector computed tomography in evaluation of resectability of pancreatic cancer. Egypt J Radiol Nucl Med. 2021; 52(1): 140.
12. Soydan L. Computed Tomography Prediction Of Resectability Of Pancreatic Adeno-Carcinoma Using National Comprehensive Cancer Network Criteria. Haydarpasa Numune Train Res Hosp Med J. Published online 2021.
13. Brugel M, Link TM, Rummeny EJ, Lange P, Theisen J, Dobritz M. Assessment of vascular invasion in pancreatic head cancer with multislice spiral CT: value of multiplanar reconstructions. Eur Radiol. 2004; 14(7): 1188-1195.