Tác dụng bảo vệ của viên nén “Dạ dày An Châu” trên chuột cống trắng được gây mô hình trào ngược dạ dày thực quản thực nghiệm
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu tiến hành nhằm đánh giá tác dụng bảo vệ thực quản của viên nén Dạ dày An Châu (DDAC) trên động vật thực nghiệm được gây mô hình trào ngược dạ dày thực quản. Chuột cống trắng chủng Wistar được chia ngẫu nhiên thành 5 lô, mỗi lô 10 con: Lô chứng sinh học, lô mô hình, lô chứng dương (esomeprazol), Dạ dày An Châu uống liều 0,58g/kg/ngày và 1,74g/kg/ngày trong thời gian 15 ngày liên tục. Chuột cống trắng được phẫu thuật thắt môn vị và tâm vị kết hợp với uống indomethacin liều 40mg/kg trước để gây trào ngược dạ dày thực quản, các chỉ số được đánh giá: Thể tích dịch vị, pH dịch vị, độ acid dịch vị, diện tích tổn thương và chỉ số thực quản. Kết quả nghiên cứu cho thấy DDAC ở cả hai liều 0,58g/kg/ngày 1,74g/kg/ngày có tác dụng bảo vệ thực quản thông qua việc làm giảm thể tích dịch vị, tăng pH dịch vị, giảm độ acid toàn phần và độ acid tự do, giảm diện tích tổn thương và chỉ số thực quản so với lô mô hình.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Dạ dày An Châu, trào ngược dạ dày thực quản, chuột cống trắng Wistar
Tài liệu tham khảo
2. Eusebi LH, Ratnakumaran R, Yuan Y et al. Global prevalence of, and risk factors for, gastro - oesophageal reflux symptoms: a meta-analysis. Gut 2018. 2018;67(3):430-440.
3. Quach Trong Duc, Ho Xuan Linh. The role of GERDQ questionaire in the diagnosis of gastro-esophageal reflux disease with esophageal syndrome. Y Hoc TP Ho Chi Minh. 2012; Vol. 16-Supplement of No 1:15-22.
4.Hosseinkhani A, Lankarani KB, Mohagheghzadeh A, Long C, Pasalar M. An Evidence-based Review of Medicinal Herbs for the Treatment of Gastroesophageal Reflux Disease (GERD. Current drug discovery technologies. 2018;15(4):305-314.
5. Do Tat Loi. Vietnamese medicinal plants and herbs. In: Hong Duc Publishing House; 2005:481-482.
6. Do Huy Bich et al. Medicinal plants and medicinal animals in Vietnam. In: Vol 1. Hanoi Science and Technology Publishing House; 2006:141-143.
7. Ministry of health. Vietnam Pharmacopoeia. In: Vol 2. Medical Publishing House; 2018:1243-1244.
8. Huynh Tan Hoi. H. Pylori bacteria – cause of peptic ulcer and some treatments. Journal of Critical Reviews. 2020;7(14):887-890.
9. Aziz M. A, Habib M. R, Karim M. R. Antibacterial and Cytotoxic Activities of Hedychium coronarium J. Koenig. Research Journal of Agriculture and Biological Sciences. 2009;5(6):969-972.
10. Suresh G, Reddy P. P, Babu K.S. Two new cytotoxic labdane diterpenes from the rhizomes of Hedychium coronarium. Bioorganic & amp; Medicinal Chemistry Letters. 2010; 20:7544-7548.
11. Shrotriya, S., M.S. Ali, A. Saha, S.C. Bachar and, M.S. Islam. Anti-inflammatory and analgesic effects of Hedychium coronarium Koen. Pak J Pharm. 2007;20(1):47-51.
12. Hua Hongping. An article for the treatment of psoriasis according to traditional Chinese medicine. Licensed by the State Intellectual Property office of the People’s Republic of China (2/4/ 2015). Published online 2015.
13. Shyam Sundar Gupta, Lubna Azmi, P. K. Mohapatra et al. Flavonoids from whole Plant of Euphorbia hirta and their Evaluation against Experimentally induced Gastroesophageal Reflux Disease in Rats. Pharmacognosy Magazine. 2017;3(49):127-134.
14. Joni Sharma, Shyam Sundar Gupta, B Pavan Kumar et al. Effect of Usnic acid and Cladonia Furcata extract on gastroesophageal reflux disease in rats. International Journal of Experimental Pharmacology. 2014;4(1):55-60.
15. Peter J. Kahrilas. GERD pathogenesis, pathophysiology, and clinical manifestations. Cleveland Clinic Journal of Medicine. 2003;70:4-19.
16. Rao CV, Vijayakumar M. Effect of quercetin, flavonoids and alpha-tocopherol an antioxidant vitamin on experimental reflux oesophagitis in rats. Eur J Pharmacol. 2008;589:233-238.