30. Ung thư biểu mô tế bào vảy dạng lympho - biểu mô: Báo cáo ca bệnh và xem xét tài liệu liên quan
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Phân loại các khối u phổi của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2015, cập nhật 2021, ung thư tế bào vảy (Squamous cell carcinoma - SCC) có một số thay đổi/bổ sung so với phân loại trước đó. Về cơ bản SCC được chia thành 2 nhóm: (1) Tổn thương tiền xâm nhập; và (2) Ung thư biểu mô tế bào vảy. Nhóm (1) bao gồm loạn sản biểu mô vảy và ung thư biểu mô tế bào vảy tại chỗ. Loạn sản biểu mô vảy là một dạng tổn thương lành tính với một số điểm bất thường về mô học; Ung thư tế bào vảy tại chỗ được coi là một tổn thương tiền xâm nhập. Nhóm (2) bao gồm ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC) và ung thư biểu mô dạng lympho-biểu mô (Lymphoepithelial carcinoma - LEC). LEC là dưới típ (subtype) được di chuyển từ ung thư biểu mô bạch huyết (trong phân loại cũ), bổ sung vào phân loại này. Trong thực hành lâm sàng ung thư phổi, SCC gặp khá phổ biến và có thể xuất hiện ở rất nhiều cơ quan khác nhau; song LEC vô cùng hiếm. LEC là loại ung thư không phổ biến. Chúng thường được tìm thấy trong hầu họng và các tuyến bài xuất của cơ quan như tuyến nước bọt, tuyến ức, dạ dày và gan. Tuy nhiên, các trường hợp LEC gần đây được phát hiện ở các vị trí giải phẫu khác cũng được báo cáo, chẳng hạn như bàng quang, tuyến lệ, buồng trứng, cổ tử cung, da... Kể từ trường hợp đầu tiên được báo cáo về LEC ở phổi của Begin và cộng sự (1987), theo hiểu biết của chúng tôi đến nay đã có khoảng trên 150 trường hợp được báo cáo về LEC ở phổi trong các y văn trên toàn thế giới. Chúng tôi giới thiệu ca bệnh LEC với biểu hiện khối u nằm trong nhu mô phổi có đặc điểm hình ảnh rất giống với u phổi lành tính có áp xe hoá. Chẩn đoán trước mổ gặp nhiều khó khăn. Bệnh nhân được phẫu thuật nội soi cắt thuỳ phổi chứa u. Chẩn đoán mô bệnh học (MBH) và hoá mô miễn dịch (HMMD) bệnh phẩm sau mổ xác định trường hợp LEC.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư phổi, Ung thư biểu mô vảy dạng biểu mô lympho, Trung thất, Chụp cắt lớp vi tính, Mô bệnh học, Hoá mô miễn dịch
Tài liệu tham khảo
2. Wong JF, Teo MC. Case report: Lymphoepithelial-like carcinoma of the lung - a chronic disease? World J Surg Oncol. 2012 May 21;10:91. doi: 10.1186/1477-7819-10-91.PMID: 22613459
3. Román JJ, Martínez MN, Fernández SL, et al. Epstein-Barr virus-associated adenocarcinomas and squamous-cell lung carcinomas. Gómez-Mod Pathol. 2009 Apr;22(4):530-7. doi: 10.1038/modpathol.2009.7. Epub 2009 Feb 27.PMID: 19252476
4. Whaley RD, Carlos R, Bishop JA, et al. Lymphoepithelial Carcinoma of Salivary Gland EBV-association in Endemic versus Non-Endemic Patients: A Report of 16 Cases. Head Neck Pathol. 2020 Dec;14(4):1001-1012. doi: 10.1007/s12105-020-01172-w. Epub 2020 May 27.PMID: 32462279
5. Scott K, Trainor J, McVeigh G, et al. Human Papillomavirus (HPV)-associated Lymphoepithelioma-like Carcinoma of the Vagina and Anal Canal: A Rare Variant of Squamous Cell Carcinoma. Int J Gynecol Pathol. 2019 Mar;38(2):183-188. doi: 10.1097/PGP.0000000000000483. PMID: 29257037
6. Scott K, Trainor J, McVeigh G, et al. Human Papillomavirus (HPV)-associated Lymphoepithelioma-like Carcinoma of the Vagina and Anal Canal: A Rare Variant of Squamous Cell Carcinoma. Int J Gynecol Pathol. 2019 Mar;38(2):183-188. doi: 10.1097/PGP.0000000000000483. PMID: 29257037
7. Chhieng DC. Cytology of bronchial associated lymphoid tissue lymphoma. Diagn Cytopathol. 2008 Oct;36(10):723-8. doi: 10.1002/dc.20877.PMID: 18773446
8. Gómez-Román JJ, Martínez MN, Fernández, et al. Epstein-Barr virus-associated adenocarcinomas and squamous-cell lung carcinomas. Mod Pathol. 2009 Apr;22(4):530-7. doi: 10.1038/modpathol.2009.7. Epub 2009 Feb 27.PMID: 19252476
9. Kumar V, Dave V, Harris J, Huang Y. Response of advanced stage recurrent lymphoepithelioma-like carcinoma to nivolumab. Immunotherapy. 2017 Sep;9(12):955-961. doi: 10.2217/imt-2017-0067. Epub 2017 Sep 20.PMID: 28971752