11. Đặc điểm một số tế bào miễn dịch máu ngoại vi ở bệnh nhân ung thư vòm mũi họng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 44 bệnh nhân UTVMH được chẩn đoán xác định bằng mô bệnh học và 46 người bình thường tương đồng về tuổi, giới nhằm mục tiêu: Mô tả sự thay đổi số lượng tế bào lympho T và dưới nhóm, tế bào lympho B, tế bào NK máu ngoại vi ở bệnh nhân UTVMH tại Bệnh viện K. Kết quả cho thấy: tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ là 2:1, tuổi trung bình là 51,52 ± 1,78 tuổi. 65,9% bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn III - IV. Số lượng tế bào lympho T, lympho TCD4, lympho TCD8 và lympho B lần lượt là 1188,91 ± 277,76 tế bào/µl; 629,05 ± 195,74 tế bào/µl; 488,73 ± 165,02 tế bào/µl và 213,23 ± 98,05 tế bào/µl thấp hơn so với nhóm chứng là 1479,30 ± 425,24 tế bào/µl; 735,01 ± 237,70 tế bào/µl; 634,15 ± 243,35 tế bào/µl và 283,88 ± 131,95 tế bào/µl có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Chỉ số TCD4/TCD8 của nhóm bệnh là 1,42 ± 0,59 không khác biệt so với nhóm chứng 1,27 ± 0,54 với p = 0,224. Số lượng tế bào NK có xu hướng tăng ở nhóm bệnh 556,05 ± 256,28 tế bào/µl so với nhóm chứng 511,25 ± 264,86 tế bào/µl, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p = 0,417. Số lượng các tế bào lympho T, lympho TCD4, lympho TCD8, lympho B và tế bào NK không khác nhau có ý nghĩa giữa giai đoạn sớm (I + II) và giai đoạn muộn (III + IV) của bệnh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư vòm mũi họng, Lympho T, Lympho B, Tế bào NK
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Bá Đức, Nguyễn Văn Hiếu, Phạm Duy Hiển. Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội; 2000.
3. Zhang Z, Chen F, et al. Epigenetics of Nasopharyngeal Carcinoma. In Chen S-S (ed). Carcinogenesis, Diagnosis, and Molecular Targeted Treatment for Nasopharyngeal Carcinoma. InTech. 2012;1-28.
4. Nguyen-Van Do. EBV gene variation and epigenetic alterations in Asian nasopharyngeal carcinoma and potential clinical applications. Stockholm. 2007.
5. Egger G, Liang G, Aparicio A, et al. Epigenetics in human disease and prospects for epigenetic therapy. Nature. 2004;429(6990):457-463.
6. Nguyễn Đình Phúc. Nghiên cứu chẩn đoán lâm sàng và gen Virus Epstein - Barr trong ung thư vòm họng. Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 2006.
7. Zhao F-P, Liu X, Chen X-M, et al. Levels of plasma Epstein-Barr virus DNA prior and subsequent to treatment predicts the prognosis of nasopharyngeal carcinoma. Oncol. Lett. 2015;10(5):2888-2894.
8. Guo Q, Lu T, Hui Huang S, et al. Depicting distant metastatic risk by refined subgroups derived from the 8th edition nasopharyngeal carcinoma TNM. Oral Oncol. 2019;91:113-120.
9. Janikashvili N, Chikovani T, Audia S, et al. T Lymphocyte Plasticity in Autoimmunity and Cancer. BioMed Res. Int. 2015;2015:1-2.
10. Cheng PNM, Shiu WCT, Tsao SY, O SK. Lymphopenia and deranged lymphocyte subsets in nasopharyngeal carcinoma. Clin. Otolaryngol. 1989;14(1):53-59.
11. Tao C-J, Chen Y-Y, Jiang F, et al. A prognostic model combining CD4/CD8 ratio and N stage predicts the risk of distant metastasis for patients with nasopharyngeal carcinoma treated by intensity modulated radiotherapy. Oncotarget. 2016;7(29):46653-46661.
12. Hu F-J, Ge M-H, Li P, et al. Unfavorable clinical implications of circulating CD44+ lymphocytes in patients with nasopharyngeal carcinoma undergoing radiochemotherapy. Clin. Chim. Acta. 2012;413(1–2):213-218.
13. Pandya PH, Murray ME, Pollok KE, et al. The Immune System in Cancer Pathogenesis: Potential Therapeutic Approaches. J. Immunol. Res. 2016;1-13.
14. Xu Y, Zhou R, Huang C, et al. Analysis of the Expression of Surface Receptors on NK Cells and NKG2D on Immunocytes in Peripheral Blood of Patients with Nasopharyngeal Carcinoma. Asian Pac. J. Cancer Prev. 2018;19(3):661-665.