16. Đánh giá hiệu quả của phương pháp đặt nội khí quản qua da trong phẫu thuật chấn thương hàm mặt

Nguyễn Quang Bình, Vũ Doãn Tú

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đánh giá hiệu quả của phương pháp đặt nội khí quản qua da trong phẫu thuật chấn thương hàm mặt. Nghiên cứu mô tả trên 31 bệnh nhân phẫu thuật chấn thương hàm mặt được đặt nội khí quản qua da tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội từ tháng 01 đến 11/2022. Đánh giá trên các tiêu chí đặc điểm phẫu thuật, thời gian đặt ống nội khí quản, tỷ lệ số bệnh nhân tụt ống nội khí quản, biến chứng của phương pháp. Kết quả cho thấy tuổi trung bình là 30,13 ± 13,99 tuổi, tỷ lệ bệnh nhân nam (80,65%) cao hơn có ý nghĩa (p = 0,001) so với nữ (19,35%), tỷ lệ bệnh nhân chấn thương phức hợp mũi sàng (58,06%) cao hơn có ý nghĩa (p = 0,008) so với chấn thương Lefort III (29,03%), chấn thương hai hàm và xương chính mũi (12,91%), thời gian đặt nội khí quản là 5,61 ± 0,44 phút, 3,22% bệnh nhân tụt ống nội khí quản khi chuyển ống qua đường dẫn và 3,22% khi đưa trở lại đường miệng, 6,45% bệnh nhân chảy máu tại đường dẫn. Như vậy, đặt nội khí quản qua da là phương pháp hữu ích trong những trường hợp phẫu thuật chấn thương hàm mặt khi cần phải chỉnh đúng khớp cắn trong phẫu thuật và có thể thay thế cho cuộc mở khí quản.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Paetkau D, Strand M, Onc B. Submental orotracheal intubation for maxillofacial surgery. Anesthesiology. 2000;92:912-914,.
2. Hall D. Nasotracheal intubation with facial fractures. JAMA. 261:1198-1989.
3. Schultz RC. Nasotracheal intubation in the presence of facial fractures. Plast Reconstr Surg. 1990;86:1046.
4. Altemir FH. The submental route for endotracheal intubation. J Maxillofac Surg. 1986;14:64-65.
5. Caron G, Pasquin R, Lessard M, et al. Submental endotracheal intubation: an alternative to tracheostomy in patients with midfacial and panfacial fractures. J Trauma. 2000;48:235-240.
6. Naveen Shankar A, Naveen Shankar V, Hegde N, et al. The pattern of the maxillofacial fractures - A multicentre retrospective study. J Craniomaxillofac Surg. 2012;40(8):675-9.
7. Abhinav RP, Selvarasu K, Maheswari GU, et al. The Patterns and Etiology of Maxillofacial Trauma in South India. Ann Maxillofac Surg. 2019;9(1):114-117.
8. Su P, Paquet C, O’Dell K, et al. Trends in Operative Complex Middle and Upper Maxillofacial Trauma: A 17-Year Study. Laryngoscope. 2021;131(9):1985-1989.
9. Demas PN, Sotereanos GC. The use of tracheotomy in oral and maxillofacial surgery. J Oral Maxillofac Surg. 1998;46:483-486.
10. Waldron J, Padgham ND, Hurley SE. Complications of emergency and elective tracheostomy: a retrospective study of 150 consecutives cases. Ann R Col Surg Engl. 1990;72:218-220.
11. Figueiredo CA, Vasconcelos BC, Vasconcellos RJ, et al. Submental intubation in oral maxillofacial surgery: Review of the literature and analysis of 13 cases. Med Oral Patol Oral Cir Buccal. 2008;13:E197-E200.
12. Goh EZ, Loh NHW, Loh JSP. Submental intubation in oral and maxillofacial surgery: a systematic review 1986-2018. Br J Oral Maxillofac Surg. 2020;58(1):43-50.
13. KA Jeevan Kumar, Pavan Kumar. Assessment of the Efficacy of Submental Intubation in the Management of Midfacial and Panfacial Trauma Patients. J Maxillofac Oral Surg. 2015;14(3):674-681.
14. Mahmood S, Lello GE. Oral endotracheal intubation: median submental (retrogenial) approach. J Oral Maxillofac Surg. 2002;60:473-474.