13. Phẫu thuật tạo hình tổn thương bàn tay do rắn độc cắn

Nguyễn Quốc Mạnh, Trần Thiết Sơn, Phạm Thị Việt Dung

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mô tả tổn thương và đánh giá kết quả gần phẫu thuật tạo hình điều trị tổn thương bàn tay do rắn độc cắn. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 30 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị tổn thương phần mềm bàn tay do rắn độc cắn tại Khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/2022 đến tháng 12/2022. Vùng bị cắn phổ biến nhất là ngón tay 60%. Tổn thương hoại tử ở vùng trung tâm có thể tổn thương đến cả lớp gân, xương 50%, trong khi vùng sưng nề xung quanh chỉ hoại tử lớp da, dưới da. Có 14 bệnh nhân được tạo hình thì đầu trong đó có 7 tổn khuyết được chuyển vạt tại chỗ hoặc ghép da và 7 ngón tay hoại tử được cắt cụt, 16 bệnh nhân tạo hình đóng tổn khuyết thì 2 sau khi cắt lọc và hút áp lực âm trong đó có 7 bệnh nhân được ghép da và 9 bệnh nhân được che phủ tổn khuyết bằng vạt. Cả 2 ca ghép da và 3 trong 5 ca tạo hình bằng vạt tại chỗ ngay trong lần phẫu thuật đầu tiên cho kết quả kém. Toàn bộ những ca ghép da và 88,9 % ca chuyển vạt thì 2 cho kết quả tốt. Tổn thương tại chỗ do rắn độc cắn ở bàn tay hết sức đa dạng. Những tổn thương được tạo hình ngay trong lần phẫu thuật đầu tiên thường cho kết quả kém hơn so với những bệnh nhân tạo hình thì 2 sau khi chuẩn bị nền nhận.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO/SEARO. Guidelines for the clinical management of snake bites in the Southeast Asian region. Southeast Asian J Trop Med Public Health. 1999;30 Suppl 1:1-85.
2. Lê Xuân Quý. Đặc điểm lâm sàng, vi khuẩn học của thương tổn tại chỗ và mô mềm do rắn hổ mang cắn. Luận văn thạc sỹ HSCC; 2018: 1-75.
3. Ince B, Gundeslioglu AO. The management of viper bites on the hand. J Hand Surg Eur Vol. 2014;39(6):642-646. doi: 10.1177/1753193413496943.
4. Grace TG, Omer GE. The management of upper extremity pit viper wounds. J Hand Surg Am. 1980;5(2):168-177. doi: 10.1016/s0363-5023(80)80149-3.
5. Russell JJ, Schoenbrunner A, Janis JE. Snake Bite Management: A Scoping Review of the Literature. Plastic and Reconstructive Surgery – Global Open. 2021;9(4):e3506. doi: 10.1097/GOX.0000000000003506.
6. Nguyễn Kim Sơn. Rắn hổ cắn, cẩm nang cấp cứu. Nhà xuất bản Y học. 2000:403-406.
7. Zhang SX, Schmidt HM. Clinical anatomy of the subcutaneous veins in the dorsum of the hand. Ann Anat. 1993;175(4):381-384. doi: 10.1016/s0940-9602(11)80048-8.
8. Ruth En Si Tan. Vascular anatomy of the hand in relation to flaps. Hand clinics. 2020;1-8. doi: 10.1016/j.hcl.2019.08.001.
9. Rha JH, Kwon SM, Oh JR, et al. Snakebite in Korea: A Guideline to Primary Surgical Management. Yonsei Med J. 2015;56(5):1443. doi: 10.3349/ymj.2015.56.5.1443.
10. Mao YC, Liu PY, Hung DZ, et al. Bacteriology of Naja atra Snakebite Wound and Its Implications for Antibiotic Therapy. Am J Trop Med Hyg. 2016;94(5):1129-1135. doi: 10.4269/ajtmh.15-0667.