Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần 24 giờ của phụ nữ thu nhập thấp tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội năm 2019

Nguyễn Thị Thanh Luyến, Nguyễn Thị Hồng Diễm, Đặng Kim Anh, Nguyễn Văn Giang, Nguyễn Thị Thu Hà, Lê Thị Hương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang đánh giá tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn 24 giờ của 200 phụ nữ 18-49 tuổi ở hộ gia đình thu nhập thấp tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội năm 2019. Kết quả: 6,0% phụ nữ thiếu năng lượng trường diễn (CED) và 9,5% phụ nữ thừa cân – béo phì (TC-BP). 54,5% đối tượng đáp ứng dưới 80% năng lượng (E) khẩu phần 24 giờ so với khuyến nghị. Tỷ lệ phụ nữ đáp ứng Protein cao hơn khuyến nghị là 66,0%, tỷ lệ chưa đáp ứng đủ nhu cầu khuyến nghị (NCKN) về Protein (P) Lipid (L) và Glucid (G) trong khẩu phần 24 giờ là: 18,5% (đáp ứng <80% NCKN), 58,5% và 77,0%. Tỷ lệ chưa đáp ứng đủ các vitamin và khoáng chất còn cao. Kết luận:  Khẩu phần ăn 24 giờ chưa hợp lý, đáp ứng thiếu vi chất dinh dưỡng còn cao so với khuyến nghị. Cần có các biện pháp can thiệp để cải thiện tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần 24 giờ của nhóm phụ nữ trên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đinh Thị Phương Hoa. Tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu và hiệu quả bổ sung sắt hàng tuần ở phụ nữ 20-35 tuổi tại huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang. Hà Nội: Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia; 2013.
2. Nguyễn Hương Giang, Nguyễn Quang Dũng. Tình trạng dinh dưỡng, đặc điểm cấu trúc cơ thể của bà mẹ có con từ 1 đến 5 tuổi người Dao tại một số xã thuộc huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng năm 2014. Tạp chí Y tế công cộng 2017;44.
3. Văn Quang Tân. Thực trạng tình trạng dinh dưỡng trước - trong thời kì mang thai của bà mẹ và chiều dài, cân nặng của trẻ sơ sinh tại tỉnh Bình Dương năm 2010 -2012. Hà Nội: Luận án Tiến sĩ, Trường đại học Y tế công cộng; 2015.
4. Viện dinh dưỡng quốc gia, Uniceff. Tình hình dinh dưỡng Việt Nam 2009-2010. Nhà xuất bản Y học; 2011.
5. Đỗ Nam Khánh, Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thị Thu Liễu và cộng sự. Khẩu phần ăn 24 giờ và kiến thức, thái độ về dinh dưỡng của phụ nữ có thu nhập thấp tại quận Đống Đa, Hà Nội, năm 20219. Tạp chí Nghiên cứu Y học,. 2019;120(4):113-120.
6. Amelia F. Darrouzet-Nardi, William A. Urbanization, market development and malnutrition in farm households: evidence from the Demographic and Health Surveys, 1986–2011. Food Security. 2015;7: 521–533.
7. Matthews Z, Channon, A, Neal S, et al. Examining the “urban advantage” in maternal health care in developing countries. PLoS Medicine,. 2010; 7(9)
8. Viện dinh dưỡng quốc gia. Thông tin giám sát dinh dưỡng năm 2014. 2014.
9. Lê Thị Hợp, Huỳnh Nam Phương. Thống nhất phương pháp kỹ thuật sử dụng trong đánh giá thừa cân - béo phì của các nhóm tuổi khác nhau. Tạp chí DD&TP. 2011;7(2):1-7.
10. Viện dinh dưỡng quốc gia. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam năm 2016. Nhà xuất bản y học; 2016.
11. Trần Nguyên Đức, Nguyễn Quang Hùng. Tình trạng Dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ tuổi sinh đẻ và mức tiêu thụ lương thực thực phẩm của các hộ gia đình thuộc xã miền núi Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai năm 2005. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2007;3(1):21-30.
12. Hồ Thu Mai. Hiệu quả của truyền thông giáo dục và bổ sung viên Sắt/Folic đối với tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu của phụ nữ 20 - 35 tuổi tại 3 xã huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Hà Nội: Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia; 2013.
13. Shafique S, Akhter N, Stallkamp G, et al. Trends of under- and overweight among rural and urban poor women indicate the double burden of malnutrition in Bangladesh. International Journal of Epidemiology. 2007;32(6):449–457.
14. Olga P, García KZL, Jorge L R. Impact of micronutrient deficiencies on obesity. Nutrition Reviews. 2009;67(10):559–572.