13. Đánh giá kết quả bước đầu của phác đồ kích thích buồng trứng sử dụng Progestin tại Bệnh viện nam học và hiếm muộn Hà Nội

Nguyễn Thành Trung, Lê Thị Thu Hiền, Hồ Văn Thắng, Phạm Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Huyền Trang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu mô tả kết quả lâm sàng của phác đồ kích thích buồng trứng sử dụng Progestin (PPOS) tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Nghiên cứu thuần tập hồi cứu trên 89 bệnh nhân có kích thích buồng trứng bằng phác đồ PPOS và trữ phôi toàn bộ từ 05/2022 đến 01/2023. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ LH ngày trigger 4,15 ± 2,72 mIU/ml; nồng độ E2 ngày trigger 5652,09 ± 3135,80 pg/mL; nồng độ P4 ngày trigger 3,79 ± 2,04 ng/mL. Không có đối tượng nào rụng trứng sớm và quá kích buồng trứng. Tỷ lệ noãn trưởng thành M2 76,1%; tỷ lệ thụ tinh 87,8%. Tỷ lệ phôi ngày 3 là 98,0%, tỉ lệ phôi tốt 41,6%. Tỷ lệ phôi ngày 5 30,1%, tỷ lệ phôi tốt ngày 5 là 10,1%. Có 87 ca đã chuyển phôi, tỷ lệ đối tượng có nồng độ βhCG trên 25 mIU/ml là 86,2%; tỷ lệ làm tổ 72,7%; tỷ lệ thai lâm sàng 80,0%. Nghiên cứu bước đầu cho thấy hiệu quả về phôi học và kết quả lâm sàng khả quan khi sử dụng phác đồ PPOS. Cần có thêm các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đánh giá toàn diện hơn tính hiệu quả của phác đồ PPOS.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hồ Mạnh Tường, Đặng Quang Vinh, Lan VTN. Kích thích buồng trứng. In: Thụ tinh trong ống nghiệm. 2020.
2. Kao T-C, Hsieh Y-C, Yang I-J, et al. Progestin-primed ovarian stimulation versus GnRH antagonist protocol in poor responders: Risk of premature LH surge and outcome of oocyte retrieval. Journal of the Formosan Medical Association. 2022.
3. Guan S, Feng Y, Huang Y, Huang J. Progestin-primed ovarian stimulation protocol for patients in assisted reproductive technology: a meta-analysis of randomized controlled trials. Frontiers in endocrinology. 2021; 12:702558.
4. Yu C-M, Dai X-L, Wang Y-F, et al. Progestin-primed ovarian stimulation improves the outcomes of IVF/ICSI cycles in infertile women with diminished ovarian reserve. Journal of the Chinese Medical Association. 2019; 82(11): 845-848.
5. GOLAN A, RON-EL R, HERMAN A, SOFFER Y. Ovarian hyperstimulation syndrome: an update review. Obstetrical gynecological survey. 1989; 44(6): 430-440.
6. Lê Khắc Tiến. Sử dụng Progestin để ngăn đỉnh LH sớm trong kích thích buồng trứng. Paper presented at: IVF Experts meeting 172022.
7. Kao T-C, Hsieh Y-C, Yang I-J, et al. Progestin-primed ovarian stimulation versus GnRH antagonist protocol in poor responders: Risk of premature LH surge and outcome of oocyte retrieval. Journal of the Formosan Medical Association. 2023; 122(1): 29-35.
8. Dong J, Wang Y, Chai W, et al. The pregnancy outcome of progestin-primed ovarian stimulation using 4 versus 10 mg of medroxyprogesterone acetate per day in infertile women undergoing in vitro fertilisation: a randomised controlled trial. Journal of Obstetrics. 2017; 124(7): 1048-1055.