23. Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng giảm ho, long đờm của cao lỏng ho p/h trên thực nghiệm

Vũ Văn Tiến, Phạm Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Thu Hà, Đinh Thị Thu Hằng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá độc tính cấp và tác dụng giảm ho, long đờm của Cao lỏng Ho P/H trên thực nghiệm. Phương pháp nghiên cứu độc tính cấp được tiến hành trên chuột nhắt trắng, theo dõi tình trạng chung, số lượng chuột chết trong vòng 72 giờ và cho đến hết ngày thứ 7 sau khi uống thuốc thử. Tác dụng giảm ho của Cao lỏng Ho P/H được đánh giá trên mô hình gây ho bằng amoniac trên chuột nhắt trắng. Tác dụng long đờm của Cao lỏng Ho P/H được đánh giá dựa trên nồng độ phenol đỏ của dịch rửa khí quản chuột nhắt trắng. Kết quả nghiên cứu cho thấy chưa xác định được LD50 của Cao lỏng Ho P/H theo đường uống trên chuột nhắt trắng. Cao lỏng Ho P/H cả 2 liều 14,4 mL/kg và 43,2 mL/kg có tác dụng kéo dài thời gian tiềm tàng xuất hiện cơn ho, giảm số cơn ho và khả năng ức chế cơn ho rõ rệt; đồng thời cả 2 liều đều làm tăng nồng độ phenol đỏ trong dịch rửa khí quản so với lô đối chứng. Kết luận: Cao lỏng Ho P/H là thuốc thử nguồn gốc từ dược liệu có tính an toàn cao và thể hiện tác dụng giảm ho, long đờm rõ rệt trên thực nghiệm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đào Văn Phan. Dược Lý Học Lâm Sàng. Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học; 2018.
2. Yu P, Cheng S, Xiang J, et al. Expectorant, antitussive, anti-inflammatory activities and compositional analysis of Aster tataricus. J Ethnopharmacol. 2015; 164: 328-333.
3. Prevalence and attributable health burden of chronic respiratory diseases, 1990–2017: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2017. Lancet Respir Med. 2020; 8(6): 585-596.
4. Kraft K. The importance of herbal antitussives and expectorants. Pharm Unserer Zeit. 2008; 37(6): 478-483.
5. Xu YT, Hon PM, Jiang RW, et al. Antitussive effects of Stemona tuberosa with different chemical profiles. J Ethnopharmacol. 2006; 108(1): 46-53. doi:10.1016/j.jep.2006.04.022.
6. Wang D, Zhu J, Wang S, et al. Antitussive, expectorant and anti-inflammatory alkaloids from Bulbus Fritillariae Cirrhosae. Fitoterapia. 2011; 82(8): 1290-1294.
7. World Health Organization. Working Group on the Safety and Efficacy of Herbal Medicine. Report of regional office for the western pacific of the World Health Organization; 2000.
8. Đỗ Trung Đàm. Phương Pháp Xác Định Độc Tính Của Thuốc. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội; 2014.
9. Akiba K, Onodera K, Kisara K, et al. Interaction of d-pseudoephedrine with water soluble extracts of Platycodi Radix on acute toxicity (author’s transl). Nihon Yakurigaku Zasshi Folia Pharmacol Jpn. 1979; 75(2): 201-206.
10. Chen T, Zhong F, Yao C, et al. A Systematic Review on Traditional Uses, Sources, Phytochemistry, Pharmacology, Pharmacokinetics, and Toxicity of Fritillariae Cirrhosae Bulbus. Evid Based Complement Alternat Med. 2020; 2020: e1536534.
11. Hock FJ. Drug Discovery and Evaluation: Pharmacological Assays, Fourth Edition.; 2015: 4314.
12. Plevkova J, Brozmanova M, Matloobi A, et al. Animal models of cough. Respir Physiol Neurobiol. 2021; 290:103656.
13. Hu JR, Jung CJ, Ku SM, et al. Antitussive, expectorant, and anti-inflammatory effects of Adenophorae Radix powder in ICR mice. J Ethnopharmacol. 2019; 239: 111915.
14. Kuang Y, Li B, Fan J, et al. Antitussive and expectorant activities of licorice and its major compounds. Bioorg Med Chem. 2018; 26(1): 278-284.