27. Trầm cảm, lo âu, stress ở nhân viên y tế trong dịch Covid-19 và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện thận Hà Nội năm 2022

Ngô Trí Tuấn, Nguyễn Thị Lập, Phan Tùng Lĩnh, Nguyễn Cao Duy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đại dịch COVID-19 đã gây ra rất nhiều áp lực tâm lý, sức khỏe tâm thần đối với cộng đồng, người dân, đặc biệt là nhân viên y tế - những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào công tác phòng, chống dịch COVID-19. Các nghiên cứu khảo sát tình trạng sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế trong thời điểm dịch bệnh là cần thiết để có những chính sách, biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng sức khỏe, điều kiện làm việc của nhân viên y tế. Chúng tôi đánh giá biểu hiện trầm cảm, lo âu, stress của nhân viên y tế trong đại dịch COVID-19 bằng nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 135 nhân viên y tế tại Bệnh viên Thận Hà Nội. Phương pháp thu thập số liệu bằng bảng hỏi tự điền, thông qua phần mềm thu thập và quản lý dữ liệu trực tuyến REDCap. Kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế tại Bệnh viện Thận Hà Nội đa phần ở mức bình thường, chỉ có 4,4% có biểu hiện trầm cảm; 3,0% lo âu và 0,7% căng thẳng. Yếu tố liên quan đến biểu hiện trầm cảm bao gồm công việc trực tiếp sàng lọc bệnh nhân nguy nhiễm và việc thực hiện công tác hậu cần, kỹ thuật tại nơi có bệnh nhân nhiễm bệnh. Yếu tố liên quan đến lo âu là số giờ làm việc trong 1 ngày, việc giảm thu nhập và việc phải trực tiếp sàng lọc bệnh nhân nguy nhiễm COVID-19.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bản tin COVID-19 Bộ Y tế - Cổng thông tin của Bộ Y tế về đại dịch COVID-19. Accessed December 13, 2022. https://covid19.gov.vn/ban-tin-covid-19.htm.
2. Nay Phi La, Nguyễn Anh Khoa và cộng sự. Tình trạng căng thẳng, lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế và các yếu tố liên quan sau 2 năm đại dịch COVID-19 tại Đắk Lắk năm 2022. Tạp chí Y học Việt Nam, 2022, 515(1).
3. Tổ chức Y tế thế giới. Mental health: Strengthening our response. Accessed December 13, 2022. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/mental-health-strengthening-our-response.
4. Bùi Thanh Thúy và các cộng sự. Một số yếu tố liên quan tới trầm cảm của nhân viên bệnh viện trực tiếp chăm sóc người bệnh COVID-19. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 145(9), 69-76.
5. Ngô Thị Kiều My. Đánh giá tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng và hộ sinh khối lâm sàng Bệnh viện Phụ sản -Nhi Đà Nẵng năm 2014. Luận văn thạc sĩ Quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y tế công cộng, 2014.
6. Nguyễn Lan Hương và các cộng sự. Ảnh hưởng của một số yếu tố nghề nghiệp liên quan đến mức độ stress của nhân viên y tế từng mắc COVID-19 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2022. Journal of 108-Clinical Medicine and Phamarcy, 2022.
7. World Health Organization. Depression and other common mental disorders: global health estimates. World Health Organization, 2017.
8. Nguyễn Thị Hoài. Tác động của dịch COVID-19 tới sức khỏe tâm thần của điều dưỡng Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2021. Tạp chí Y học Việt Nam, 2022.
9. Nguyễn Xuân Trường. Khảo sát tình trạng trầm cảm, lo âu, stress ở điều dưỡng viên Khoa Cấp cứu, các khoa hồi sức tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2021. Journal of 108-Clinical Medicine and Phamarcy, 2021.
10. Ustun Gonca. Determining depression and related factors in a society affected by COVID-19 pandemic. International Journal of Social Psychiatry, 2021, 67(1) 54-63.
11. Rehman U, Shahnawaz MG, Khan NH, et al. Depression, Anxiety and Stress Among Indians in Times of Covid-19 Lockdown. Community Ment Health J. 2021; 57(1): 42-48. doi:10.1007/s10597-020-00664-x.