9. Kết quả trung hạn phẫu thuật kết hợp xương đòn bằng nẹp khóa titan phía trên tại Bệnh viện Bưu Điện

Bùi Đức Ngọt, Hoàng Mạnh Ninh, Trần Xuân Lộc, Hà Đức Cường

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Gãy xương đòn là một trong các chấn thương thường gặp và thường được chỉ định điều trị bảo tồn bằng đai số 8. Gần đây, phẫu thuật kết hợp xương đòn ngày càng được mở rộng và cho thấy nhiều ưu điểm như tỷ lệ chậm liền, khớp giả thấp, phục hồi chức năng chi trên sớm. Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá kết quả trung hạn phẫu thuật kết hợp xương đòn bằng nẹp khóa titan phía trên tại Bệnh viện Bưu Điện từ tháng 01/2019 đến 11/2021. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả trên 50 bệnh nhân được phẫu thuật kết hợp xương đòn bằng nẹp khóa titan phía trên trong thời gian từ tháng 01/2019 đến 11/2021, đánh giá mức độ thương tổn chi trên bằng thang điểm quick DASH. Tuổi trung bình 39,24 ± 12,97; nam/nữ = 4/1; 80% bệnh nhân gãy 1/3 giữa, 20% bệnh nhân gãy 1/3 ngoài, 10% bệnh nhân có tổn thương dây chằng quạ đòn; thời gian theo dõi trung bình 32,28 ± 10,37 tháng; 100% bệnh nhân liền xương trong vòng 6 tháng; không có bệnh nhân nào nhiễm trùng, lộ nẹp vis ra da; điểm quick DASH trung bình 0,591; tỷ lệ sẹo xấu 68% và sẹo lồi 18%; tổn thương thần kinh thượng đòn 32% và nhìn thấy nẹp dưới da 32%. Mặc dù là phẫu thuật an toàn với tỷ lệ liền xương 100%, không có biến chứng nặng, tỷ lệ tháo bỏ thấp, hồi phục chức năng khớp vai gần như hoàn toàn nhưng vẫn còn một số hạn chế trong theo dõi trung hạn là sẹo mổ xấu và tổn thương thần kinh thượng đòn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Postacchini F, Gumina S, De Santis P, et al. Epidemiology of clavicle fractures. J Shoulder Elbow Surg. 2002; 11(5): 452-456. doi:10.1067/mse.2002.126613.
2. Virtanen KJ, Remes V, Pajarinen J, et al. Sling compared with plate osteosynthesis for treatment of displaced midshaft clavicular fractures: a randomized clinical trial. J Bone Joint Surg Am. 2012; 94(17): 1546-1553. doi:10.2106/JBJS.J.01999.
3. Ostergaard PJ, Hall MJ, Xiong G,et al. Risk Factors for Implant Removal After Surgical Fixation of Midshaft Clavicle Fractures. Orthopedics. 2022; 45(4): e201-e206. doi:10.3928/01477447-20220225-10.
4. Anterior approach to the clavicle. site name. Accessed April 20, 2023. https://surgeryreference.aofoundation.org/orthopedic-trauma/adult-trauma/clavicle-fractures/approach/anterior-approach-to-the-clavicle.
5. Fig. 1 Robinson’s classification system for clavicle fractures as... ResearchGate. Accessed April 20, 2023. https://www.researchgate.net/figure/Robinsons-classification-system-for-clavicle-fractures-as-presented-in-the-SFRs-online_fig4_313787549.
6. Gummesson C, Atroshi I, Ekdahl C. The disabilities of the arm, shoulder and hand (DASH) outcome questionnaire: longitudinal construct validity and measuring self-rated health change after surgery. BMC Musculoskelet Disord. 2003; 4: 11. doi:10.1186/1471-2474-4-11.
7. Fitzgerald EM, Moore DM, Quinlan JF. A review of outcomes after operative fixation of clavicular fractures over a 10-year period - a single tertiary trauma unit experience. JSES Int. 2022; 6(2): 264-267. doi:10.1016/j.jseint.2021.11.001.
8. Wiesel B, Nagda S, Mehta S, et al. Management of Midshaft Clavicle Fractures in Adults. J Am Acad Orthop Surg. 2018; 26(22): e468-e476. doi:10.5435/JAAOS-D-17-00442.
9. Chalidis B, Sachinis N, Samoladas E, et al. Acute management of clavicle fractures A long term functional outcome study. 2008; 74.
10. Chandan K, Kumar S, Arya AK, et al. Functional outcome of mid-shaft clavicle fracture treated with precontoured superior plate placement: A retrospective study. J Orthop Dis Traumatol. 2022; 5(2): 110. doi:10.4103/jodp.jodp_5_22.
11. Kamaci S, Özdemi-R E, Gülcü A, et al. Klavikula cisim kırıklarının anatomik kilitli plaklar ile cerrahi tedavisinin sonuçları. Acta Medica Alanya. Published online July 9, 2020: 122-124. doi:10.30565/medalanya.709140.
12. Huang D, Deng Y, Cheng J, et al. Comparison of patient reported outcomes following clavicle operative fixation using supraclavicular nerve sparing and supraclavicular nerve sacrificing techniques- A cohort study. Injury. 2021; 52(3): 501-505. doi:10.1016/j.injury.2020.10.100.