12. Đặc điểm chuyển hóa calci – phospho và chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ bệnh thận mạn giai đoạn cuối
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Chậm tăng trưởng là biến chứng thường gặp ở trẻ bệnh thận mạn (CKD) và bệnh thận mạn giai đoạn cuối (ESRD). Trẻ ESRD chậm tăng trưởng do nhiều yếu tố như dinh dưỡng kém, thiếu máu, rối loạn chuyển hóa muối khoáng và xương, hóc môn tăng trưởng, sử dụng corticoid. Nghiên cứu mô tả trên 54 trẻ ESRD điều trị thay thế thận (79,6% thẩm phân phúc mạc và 20,4% thận nhân tạo chu kỳ) tại viện Nhi Trung Ương (55,6% nam). Tuổi nhỏ nhất là 5 tháng và lớn nhất 16 tuổi. 81,5% trẻ chậm tăng trưởng theo WHO với chiều cao theo tuổi (HFA) dưới -2SD. 23 trong 54 trẻ (42,6%) chiều cao thấp mức độ nặng với HFA dưới -3SD. Tỷ lệ trẻ giảm canxi máu toàn phần và thiếu vitamin D là 68,5% và 48,1%. 80,9% trẻ tăng phospho máu và 96,7% trẻ tăng PTH. Tuy nhiên, không có sự khác biệt về tỷ lệ giảm canxi máu toàn phần, tăng phospho máu giữa nhóm trẻ chiều cao thấp và chiều cao bình thường theo tuổi. PTH máu tăng có liên quan với tỷ lệ trẻ ESRD chiều cao thấp (p < 0,05).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chậm tăng trưởng, bệnh thận mạn giai đoạn cuối, canxi, phospho, PTH
Tài liệu tham khảo
2. Furth SL, Hwang W, Yang C, Neu AM, Fivush BA, Powe NR. Growth failure, risk of hospitalization and death for children with end-stage renal disease. Pediatr Nephrol. 2002; 17(6): 450-455. doi:10.1007/s00467-002-0838-x.
3. Salas P, Pinto V, Rodriguez J, Zambrano MJ, Mericq V. Growth Retardation in Children with Kidney Disease. International Journal of Endocrinology. 2013; 2013: e970946. doi:10.1155/2013/970946.
4. Ureña Torres PA, Souberbielle JC, Solal MC. Bone Fragility in Chronic Kidney Disease Stage 3 to 5: The Use of Vitamin D Supplementation. Metabolites. 2022; 12(3): 266. doi:10.3390/metabo12030266.
5. Moe S, Drüeke T, Cunningham J, et al. Definition, evaluation, and classification of renal osteodystrophy: A position statement from Kidney Disease: Improving Global Outcomes (KDIGO). Kidney International. 2006; 69(11): 1945-1953. doi:10.1038/sj.ki.5000414.
6. KDIGO 2012 clinical practice guideline for the evaluation and management of chronic kidney disease. Kidney inter, Suppl. 2013; (3): 1-150.
7. Martinez-Millana A, Hulst JM, Boon M, et al. Optimisation of children z-score calculation based on new statistical techniques. PLoS One. 2018; 13(12): e0208362. doi:10.1371/journal.pone.0208362.
8. Munns CF, Shaw N, Kiely M, et al. Global Consensus Recommendations on Prevention and Management of Nutritional Rickets. J Clin Endocrinol Metab. 2016; 101(2): 394-415. doi:10.1210/jc.2015-2175.
9. Menezes FS de, Leite HP, Fernandez J, Benzecry SG, Carvalho WB de. Hypophosphatemia in critically ill children. Rev Hosp Clin. 2004; 59: 306-311. doi:10.1590/S0041-87812004000500015.
10. Goyal R, Jialal I. Hyperphosphatemia. In: StatPearls. StatPearls Publishing; 2023. Accessed April 25, 2023. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK551586/.
11. Hidayati EL, Trihono PP. Admission characteristics of pediatric chronic kidney disease. Paediatrica Indonesiana. 2011; 51(4): 192-197. doi:10.14238/pi51.4.2011.192-7.
12. Becherucci F, Roperto RM, Materassi M, Romagnani P. Chronic kidney disease in children. Clinical Kidney Journal. 2016; 9(4): 583-591. doi:10.1093/ckj/sfw047.
13. Wesseling K, Bakkaloglu S, Salusky I. Chronic kidney disease mineral and bone disorder in children. Pediatr Nephrol. 2008; 23(2): 195-207. doi:10.1007/s00467-007-0671-3.
14. Luo D, Zhao W, Lin Z, et al. The Effects of Hemodialysis and Peritoneal Dialysis on the Gut Microbiota of End-Stage Renal Disease Patients, and the Relationship Between Gut Microbiota and Patient Prognoses. Front Cell Infect Microbiol. 2021; 11:579386. doi:10.3389/fcimb.2021.579386.
15. Hogg RJ, Furth S, Lemley KV, et al. National Kidney Foundation’s Kidney Disease Outcomes Quality Initiative clinical practice guidelines for chronic kidney disease in children and adolescents: evaluation, classification, and stratification. Pediatrics. 2003; 111(6 Pt 1):1416-1421. doi:10.1542/peds.111.6.1416.