5. Nghiên cứu tác dụng giảm đau và chống viêm của cao lỏng Cốt thống tuệ tĩnh trên thực nghiệm

Tô Lê Hồng, Phạm Quốc Sự, Phạm Thị Vân Anh, Vũ Xuân Hải, Nguyễn Việt Tiến, Đinh Thị Thu Hằng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Cao lỏng Cốt thống Tuệ Tĩnh là một chế phẩm được chiết xuất từ 7 vị dược liệu bao gồm Hy thiêm, Đương quy, Thổ phục linh, Ngưu tất, Dây gắm, Trần bì và Củ dòm. Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tác dụng giảm đau và chống viêm của cao lỏng Cốt thống Tuệ Tĩnh trên thực nghiệm. Nghiên cứu tác dụng giảm đau được tiến hành trên ba mô hình: mâm nóng, tail-flick và mô hình gây quặn đau bằng acid acetic trên chuột nhắt trắng chủng Swiss. Tác dụng chống viêm cấp được đánh giá trên hai mô hình: gây phù chân chuột bằng carageenin và gây viêm màng bụng trên chuột cống trắng chủng Wistar và nghiên cứu tác dụng chống viêm mạn trên mô hình gây u hạt trên chuột nhắt trắng chủng Swiss. Kết quả nghiên cứu cho thấy Cốt thống Tuệ Tĩnh ở 2 mức liều 12 g/kg/ngày và 24 g/kg/ngày đã thể hiện tác dụng giảm đau rõ rệt và xu hướng chống viêm mạn trên các mô hình; Cốt thống Tuệ Tĩnh liều 6 g/kg/ngày và 12 g/kg/ngày có xu hướng tác dụng chống viêm cấp trên chuột cống trắng. Như vậy, cao lỏng Cốt thống Tuệ Tĩnh đã thể hiện tác dụng giảm đau và chống viêm trên thực nghiệm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Goodman & Gilman’s. The Pharmacological Basis of Therapeutics, 13e, McGraw Hill Education; 2018.
2. Kabir I, Ansari I. A Review On In Vivo And In Vitro Experimental Models To Investigate The Anti-Inflammatory Activity Of Herbal Extracts. Asian J Pharm Clin Res. 2018; 11(11): 29.
3. Patil KR, Mahajan UB, Unger BS, et al. Animal Models of Inflammation for Screening of Anti-inflammatory Drugs: Implications for the Discovery and Development of Phytopharmaceuticals. Int J Mol Sci. 2019; 20(18): 4367.
4. Nguyen TD, Thuong PT, Hwang IH, et al. Anti-Hyperuricemic, Anti-Inflammatory and Analgesic Effects of Siegesbeckia orientalis L. Resulting from the Fraction with High Phenolic Content. BMC Complement Altern Med. 2017; 17(1): 191.
5. Kim YJ, Lee JY, Kim HJ, et al. Anti-Inflammatory Effects of Angelica sinensis (Oliv.) Diels Water Extract on RAW 264.7 Induced with Lipopolysaccharide. Nutrients. 2018; 10(5).
6. Marchand F, Perretti M, McMahon SB. Role of the immune system in chronic pain. Nat Rev Neurosci. 2005; 6(7): 521-532.
7. Vogel HG. Analgesic, Anti-inflammatory, and Anti-pyretic Activity. In: Vogel HG, ed. Drug Discovery and Evaluation: Pharmacological Assays. Springer; 2008: 983-1116.
8. Giraldelo CM, Zappellini A, Muscará MN, et al. Effect of arginine analogues on rat hind paw oedema and mast cell activation in vitro. Eur J Pharmacol. 1994; 257(1-2): 87-93.
9. Alemu A, Tamiru W, Nedi T, et al. Analgesic and Anti-Inflammatory Effects of 80% Methanol Extract of Leonotis ocymifolia (Burm.f.) Iwarsson Leaves in Rodent Models. Evid-Based Complement Altern Med ECAM. 2018; 2018: 1614793.