36. Hiệu quả can thiệp của mô hình ppm góp phần thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc lao của nhân viên y tế thuộc khu vực y tế tư nhân tại Hà Nội

Ngô Minh Độ, Nguyễn Đăng Vững, Đoàn Bảo Ngọc, Nguyễn Bình Hoà

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nhằm đánh giá hiệu quả can thiệp của mô hình PPM góp phần thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc lao của nhân viên y tế thuộc khu vực y tế tư nhân, chúng tôi tiến hành nghiên cứu can thiệp cộng đồng trên 500 nhân viên y tế thuộc các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn Hà Nội. Các can thiệp bao gồm: tập huấn Lao đối với các nhân viên y tế; hỗ trợ xét nghiệm tại các cơ sở y tế tư nhân; hỗ trợ báo cáo ca bệnh và hỗ trợ chi phí. Sau can thiệp, có sự cải thiện kiến thức về triệu chứng Lao bao gồm "mệt mỏi gầy sút" (CSHQ: 11,41%) và "đau ngực khó thở" (CSHQ: 18,23%); gia tăng tần suất thực hiện các thực hành đúng; bao gồm báo cáo ca bệnh (CSHQ: 24,61%); chỉ định xét nghiệm HIV với lao hoạt động (CSHQ: 12,15%); đeo khẩu trang và vệ sinh tay trước và sau khi tiếp xúc người bệnh Lao (CSHQ: 15,86%), tránh ngồi đối diện khi thăm khám người bệnh Lao (CSHQ:33,07%) và giảm tần suất thực hiện các thực hành sai; bao gồm chụp XQ/CT ngực để chẩn đoán xác định (CSHQ: 5,12%), không chỉ định xét nghiệm đờm (CSHQ: 34,15%), chỉ yêu cầu xét nghiệm đờm với lao đa kháng thuốc (CSHQ: 57,26%), sử dụng khẩu trang y tế khi thăm khám người bệnh Lao (CSHQ: 5,01%), yêu cầu đóng kín cửa phòng khi thăm khám người bệnh Lao (CSHQ: 34,75%). Tuy nhiên, cũng có sự gia tăng các quan điểm tiêu cực liên quan đến việc lồng ghép chương trình chống Lao Quốc gia vào hoạt động tại cơ sở, bao gồm "Chương trình cồng kềnh và phức tạp"; "Phải kiêm nhiệm nhiệm vụ không cần thiết"; và "Nội dung chương trình khó thực hiện"; với chỉ số hiệu quả lần lượt là -8,33%; 3,3% và -34,87%. Đây là những điểm cần cân nhắc và có những can thiệp phù hợp để điều chỉnh trước khi mở rộng quy mô cho mô hình PPM trên toàn quốc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization. Global Tuberculosis Report 2021. World Health Organization; 2021.
2. Stallworthy G, Dias HM, Pai M. Quality of tuberculosis care in the private health sector. J Clin Tuberc Other Mycobact Dis. 2020; 20: 100171.
3. Bell CA, Duncan G, Saini B. Knowledge, attitudes and practices of private sector providers of tuberculosis care: a scoping review. Int J Tuberc Lung Dis. 2011; 15(8): 1005-1017.
4. Lei X, Liu Q, Escobar E, et al. Public–private mix for tuberculosis care and control: a systematic review. International Journal of Infectious Diseases. 2015; 34: 20-32.
5. Bộ Y Tế. QĐ số 1314 ngày 24/03/2020 về Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao.
6. Alotaibi B, Yassin Y, Mushi A, et al. Tuberculosis knowledge, attitude and practice among healthcare workers during the 2016 Hajj. PLoS One. 2019; 14(1): e0210913.
7. Rupani MP, Shah CJ, Dave JD, Trivedi AV, Mehta KG. ‘We are not aware of notification of tuberculosis’: A mixed-methods study among private practitioners from western India. Int J Health Plann Mgmt. 2021; 36(4): 1052-1068.
8. Adepoju VA, Adejumo OA, Adepoju OE, et al. Do private health providers adhere to National Tuberculosis Guideline while assigning treatment outcome? Findings from a lower middle-income country. Front Public Health. 2022; 10: 924132.
9. Golja EA. The assessment of knowledge, attitude and practice towards tuberculosis infection control among health professionals in Nekemte referral hospital, Nekemte, Oromia, West Ethiopia: cross sectional facility based study. Int j infect control. 2020; 16(3).
10. Baral MA, Koirala S. Knowledge and Practice on Prevention and Control of Tuberculosis Among Nurses Working in a Regional Hospital, Nepal. Front Med. 2022; 8: 788833.
11. Sima BT, Belachew T, Abebe F. Health care providers’ knowledge, attitude and perceived stigma regarding tuberculosis in a pastoralist community in Ethiopia: a cross-sectional study. BMC Health Serv Res. 2019; 19(1): 19.
12. Achanta S, Jaju J, Kumar AMV, et al. Tuberculosis Management Practices by Private Practitioners in Andhra Pradesh, India. Pai M, ed. PLoS ONE. 2013; 8(8): e71119.
13. Datta K, Bhatnagar T, Murhekar M. Private practitioners’ knowledge, attitude and practices about tuberculosis, Hooghly district, India. Indian J Tuberc. 2010; 57(4): 199-206.
14. Krishnan N, Ananthakrishnan R, Augustine S, et al. Impact of advocacy on the tuberculosis management practices of private practitioners in Chennai City, India. Int J Tuberc Lung Dis. 2009; 13(1): 112-118.
15. Rupani MP, Shah CJ, Dave JD, Trivedi AV, Mehta KG. “We are not aware of notification of tuberculosis”: A mixed-methods study among private practitioners from western India. Int J Health Plann Manage. 2021; 36(4): 1052-1068.
16. Rosapep L, Faye S, Johns B, et al. The know-do gap in adherence to TB-HIV screening guidelines in Urban Nigeria. USAID. Published online 2020:1.
17. Waheed Y, Khan MA, Fatima R, et al. Infection control in hospitals managing drug-resistant tuberculosis in Pakistan: how are we doing? Public Health Action. 2017; 7(1): 26-31.
18. Bhebhe LT, Van Rooyen C, Steinberg WJ. Attitudes, knowledge and practices of healthcare workers regarding occupational exposure of pulmonary tuberculosis. Afr J Prim Health Care Fam Med. 2014; 6(1): E1-6.
19. Hoàng Khánh Chi. Báo cáo đánh giá sự phối hợp của các cơ sở y tế trong quản lý bệnh Lao. Published online 2020.
20. Hoàng Khánh Chi, Lương Anh Ngọc, Lê Mỹ Lan, Trịnh Hoàng Duy, Trần Chiêu Hoàng, Nguyễn Thị Trang Nhung. Mức độ tham gia của y tế tư nhân trong phòng chống bệnh Lao. Published online December 2022.