Bệnh tuyến giáp tự miễn kết hợp với lupus ban đỏ hệ thống ở trẻ em: Báo cáo 2 trường hợp
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Bệnh tuyến giáp tự miễn là nhóm bệnh bao gồm viêm tuyến giáp Hashimoto và bệnh Basedow. Các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mắc các bệnh tuyến giáp tự miễn ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống (SLE) cao hơn trong quần thể nói chung, nhưng chủ yếu các nghiên cứu này ở người lớn. Chúng tôi báo cáo 02 trường hợp trẻ nữ tuổi thiếu niên biểu hiện bướu cổ. Với đặc điểm lâm sàng của bướu giáp và các kháng thể đặc hiệu tuyến giáp, một trẻ được chẩn đoán viêm tuyến giáp Hashimoto (T3 2,49 nmol/L, FT4 12,28 pmol/L, TSH 8,51 mUI/L, anti-Tg 1417 U/mL, anti-TPO 455,7 U/mL, TRAb 0,3 U/L) và một trẻ được chẩn đoán bệnh Basedow (T3 2,83 nmol, FT4 17,16 pmol/L, TSH 0,005 mUI/L, anti-Tg 513 U/mL, anti-TPO 156 U/mL, TRAb 33,9 U/L). Mặt khác, cả hai bệnh nhân đều có giảm số lượng tiểu cầu và đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán SLE. Chúng tôi điều trị kết hợp cả bệnh lý tuyến giáp và SLE, số lượng tiểu cầu trở về bình thường. Bệnh tuyến giáp tự miễn kết hợp với lupus ban đỏ hệ thống tuy hiếm gặp ở trẻ em nhưng cần chú ý để chẩn đoán và điều trị phối hợp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh tuyến giáp tự miễn, viêm tuyến giáp Hashimoto, bệnh Basedow, lupus ban đỏ hệ thống, trẻ em.
Tài liệu tham khảo
2. Lisnevskaia L, Murphy G, Isenberg D. Systemic lupus erythematosus. Lancet Lond Engl. 2014;384(9957):1878-1888. doi:10.1016/S0140-6736(14)60128-8.
3. Simmonds MJ, Gough SCL. Unravelling the genetic complexity of autoimmune thyroid disease: HLA, CTLA-4 and beyond. Clin Exp Immunol. 2004;136(1):1-10. doi:10.1111/j.1365-2249.2004.02424.x.
4. Dayan CM, Daniels GH. Chronic autoimmune thyroiditis. N Engl J Med. 1996;335(2):99-107. doi:10.1056/NEJM199607113350206.
5. Shin JI, Kim MJ, Lee JS. Graves’ disease, rheumatoid arthritis, and anti-tumor necrosis factor-alpha therapy. J Rheumatol. 2009;36(2):449-450; author reply 450. doi:10.3899/jrheum.080725.
6. Aringer M, Costenbader K, Daikh D, et al. 2019 European League Against Rheumatism/American College of Rheumatology Classification Criteria for Systemic Lupus Erythematosus. Arthritis Rheumatol. 2019;71(9):1400-1412. doi:10.1002/art.40930.
7. Akamizu T, Amino N. Hashimoto’s Thyroiditis. In: Feingold KR, Anawalt B, Boyce A, et al., eds. Endotext. MDText.com, Inc.; 2000. Accessed December 11, 2020. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK285557/.
8. Kahaly GJ, Bartalena L, Hegedüs L, Leenhardt L, Poppe K, Pearce SH. 2018 European Thyroid Association Guideline for the Management of Graves’ Hyperthyroidism. Eur Thyroid J. 2018;7(4):167-186. doi:10.1159/000490384.
9. White RG, Bass BH, Williams E. LYMPHADENOID GOITRE AND THE SYNDROME OF SYSTEMIC LUPUS ERYTHEMATOSUS. The Lancet. 1961;277(7173):368-373. doi:10.1016/S0140-6736(61)91537-9.
10. Mader R, Mishail S, Adawi M, Lavi I, Luboshitzky R. Thyroid dysfunction in patients with systemic lupus erythematosus (SLE): relation to disease activity. Clin Rheumatol. 2007;26(11):1891-1894. doi:10.1007/s10067-007-0602-5.
11. Miller FW, Moore GF, Weintraub BD, Steinberg AD. Prevalence of thyroid disease and abnormal thyroid function test results in patients with systemic lupus erythematosus. Arthritis Rheum. 1987;30(10):1124-1131. doi:10.1002/art.1780301006.
12. Vianna JL, Haga HJ, Asherson RA, Swana G, Hughes GR. A prospective evaluation of antithyroid antibody prevalence in 100 patients with systemic lupus erythematosus. J Rheumatol. 1991;18(8):1193-1195.
13. Biró E, Szekanecz Z, Czirják L, et al. Association of systemic and thyroid autoimmune diseases. Clin Rheumatol. 2006;25(2):240-245. doi:10.1007/s10067-005-1165-y.
14. Appenzeller S, Pallone AT, Natalin RA, Costallat LTL. Prevalence of thyroid dysfunction in systemic lupus erythematosus. J Clin Rheumatol Pract Rep Rheum Musculoskelet Dis. 2009;15(3):117-119. doi:10.1097/RHU.0b013e31819dbe4c.
15. Antonelli A, Ferrari SM, Giuggioli D, Ferrannini E, Ferri C, Fallahi P. Chemokine (C-X-C motif) ligand (CXCL)10 in autoimmune diseases. Autoimmun Rev. 2014;13(3):272-280. doi:10.1016/j.autrev.2013.10.010.