16. Giá trị của cắt lớp vi tính hai mức năng lượng trong phát hiện đánh giá phù tủy xương ở bệnh nhân xẹp đốt sống

Nguyễn Minh Hải, Đinh Trung Thành, Phạm Hồng Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm đánh giá giá trị của cắt lớp vi tính hai mức năng lượng (DECT) trong phát hiện phù tủy xương ở bệnh nhân xẹp đốt sống. Bao gồm 18 bệnh nhân với 128 thân đốt sống được chụp cả DECT và cộng hưởng từ. Kết quả cho thấy hình ảnh VNCa mã hóa màu cho tất cả các đốt sống trong chẩn đoán phù tủy xương có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, tiên đoán âm và độ chính xác lần lượt là 84,2%, 100%, 97,3% và 97,7%. Sự khác biệt về tỉ trọng trên ảnh hai mức năng lượng giữa các đốt sống có và không có phù tủy xương là có ý nghĩa thống kê (p < 0,0001), với AUC chung 0,935 và ngưỡng giá trị -13,1 HU, độ nhạy và độ đặc hiệu của DECT so với MRI trong phát hiện phù tủy xương là 89,5% và 91%. Như vậy, DECT là một phương tiện hữu ích so với cắt lớp vi tính thông thường, có thể cung cấp thêm thông tin về các đốt sống xẹp mới và có phù tủy xương. DECT cũng có thể dùng như một phương tiện bổ sung hoặc thay thế cho những bệnh nhân không có điều kiện hoặc chống chỉ định chụp cộng hưởng từ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Savage JW, Schroeder GD, Anderson PA. Vertebroplasty and Kyphoplasty for the Treatment of Osteoporotic Vertebral Compression Fractures: Journal of the American Academy of Orthopaedic Surgeons. 2014; 22(10): 653-664. doi:10.5435/JAAOS-22-10-653.
2. Kim HJ, Park S, Park SH, et al. Prevalence of Frailty in Patients with Osteoporotic Vertebral Compression Fracture and Its Association with Numbers of Fractures. Yonsei Med J. 2018; 59(2): 317-324. doi:10.3349/ymj.2018.59.2.317.
3. Kalb B, Indik JH, Ott P, Martin DR. MRI of patients with implanted cardiac devices: MRI in Patients With Cardiac Devices. J Magn Reson Imaging. 2018; 47(3): 595-603. doi:10.1002/jmri.25824.
4. Tanigawa N, Komemushi A, Kariya S, et al. Percutaneous Vertebroplasty: Relationship between Vertebral Body Bone Marrow Edema Pattern on MR Images and Initial Clinical Response. Radiology. 2006; 239(1): 195-200. doi:10.1148/radiol.2391050073.
5. Pache G, Krauss B, Strohm P, et al. Dual-Energy CT Virtual Noncalcium Technique: Detecting Posttraumatic Bone Marrow Lesions-Feasibility Study. Radiology. 2010; 256(2): 617-624. doi:10.1148/radiol.10091230.
6. Ho-Pham LT, Mai LD, Pham HN, Nguyen ND, Nguyen TV. Reference ranges for vertebral heights and prevalence of asymptomatic (undiagnosed) vertebral fracture in Vietnamese men and women. Arch Osteoporos. 2012; 7(1-2): 257-266. doi:10.1007/s11657-012-0106-z.
7. Papaioannou A, Watts NB, Kendler DL, Yuen CK, Adachi JD, Ferko N. Diagnosis and management of vertebral fractures in elderly adults. The American Journal of Medicine. 2002; 113(3): 220-228. doi:10.1016/S0002-9343(02)01190-7.
8. Wang Y, Chen Y, Zheng H, Huang X, Shan C, Bao Y. Detection of different degree traumatic vertebral bone marrow oedema by virtual non-calcium technique of dual-source dual-energy CT. Clinical Radiology. 2020; 75(2): 156.e11-156.e19. doi:10.1016/j.crad.2019.09.143.
9. Bierry G, Venkatasamy A, Kremer S, Dosch JC, Dietemann JL. Dual-energy CT in vertebral compression fractures: performance of visual and quantitative analysis for bone marrow edema demonstration with comparison to MRI. Skeletal Radiol. 2014; 43(4): 485-492. doi:10.1007/s00256-013-1812-3.
10. Cavallaro M, D’Angelo T, Albrecht MH, et al. Comprehensive comparison of dual-energy computed tomography and magnetic resonance imaging for the assessment of bone marrow edema and fracture lines in acute vertebral fractures. Eur Radiol. 2022; 32(1): 561-571. doi:10.1007/s00330-021-08081-8.
11. Wang CK, Tsai JM, Chuang MT, Wang MT, Huang KY, Lin RM. Bone Marrow Edema in Vertebral Compression Fractures: Detection with Dual-Energy CT. Radiology. 2013; 269(2): 525-533. doi:10.1148/radiol.13122577.