3. Giá trị của một số chỉ số bạch cầu hạt mở rộng trong chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em

Nguyễn Thị Duyên, Nguyễn Thị Thanh Tâm, Lương Thị Nghiêm, Hoàng Thị Bích Ngọc, Trần Thị Ngân, Nguyễn Văn Hải, Trần Thị Thuý Lành, Nguyễn Thị Thu Nga, Nguyễn Thanh Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nhiễm khuẩn huyết là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Chẩn đoán sớm nhiễm khuẩn huyết giúp giảm tỉ lệ tử vong, thời gian nằm viện và cải thiện tiên lượng của bệnh nhân. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định giá trị của một số chỉ số bạch cầu hạt mở rộng trong chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu trên 3 nhóm bệnh nhân gồm 120 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, 60 bệnh nhân nhiễm khuẩn tại chỗ và 120 bệnh nhân không nhiễm khuẩn từ tháng 2/2022 đến tháng 2/2023. Số lượng bạch cầu, bạch cầu hạt chưa trưởng thành (số lượng IG#, IG%) và các chỉ số mở rộng của bạch cầu trung tính (NE-SFL, NE-SSC, NE-WY) được ghi nhận trên 3 nhóm và tiến hành so sánh. Kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chỉ số IG#, IG% giữa nhóm nhiễm khuẩn huyết và 2 nhóm còn lại. Chỉ số IG#, IG% có giá trị tốt hơn số lượng bạch cầu (WBC), tỉ lệ bạch cầu trung tính (Neut%) trong chẩn đoán phân biệt nhiễm khuẩn huyết và nhiễm khuẩn tại chỗ với diện tích dưới đường cong ROC lần lượt là 0,77 và 0,76. Tại ngưỡng cut-off tối ưu 0,045 G/L, chỉ số IG# có độ nhạy (Se) = 71,2%, độ đặc hiệu (Sp) = 73,9% trong chẩn đoán NKH. Tại ngưỡng cut-off tối ưu 0,45%, chỉ số IG% có Se = 72,6%, Sp = 71,1% trong chẩn đoán NKH. Các chỉ số khác của bạch cầu trung tính như NE-SFL, NE-SSC, NE-WY chưa tìm thấy sự khác biệt giữa các nhóm bệnh. Kết luận: chỉ số IG#, IG% có giá trị tốt trong chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, có thể được sử dụng kết hợp các chỉ số khác để chẩn đoán sớm nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Rudd KE, Johnson SC, Agesa KM, et al. Global, regional, and national sepsis incidence and mortality, 1990-2017: analysis for the Global Burden of Disease Study. Lancet (London, England). 2020; 395(10219): 200-11.
2. Biban P, Teggi M, Gaffuri M, et al. Cell Population Data (CPD) for Early Recognition of Sepsis and Septic Shock in Children: A Pilot Study. Frontier Pediatric. 2021; 9: 642377.
3. Pavare J, Grope I, Gardovska D. Assessment of Immature Granulocytes Percentage to Predict Severe Bacterial Infection in Latvian Children: An Analysis of Secondary Data. Medicina (Mex). 2018; 54(4): 56.
4. Van der Geest PJ, Mohseni M, Brouwer R, van der Hoven B, Steyerberg EW, Groeneveld ABJ. Immature granulocytes predict microbial infection and its adverse sequelae in the intensive care unit. J Crit Care. 2014; 29(4): 523-527.
5. Nguyễn Thị Trúc Lệ, Dương Phước Lực. Khảo sát số lượng tế bào bạch cầu hạt chưa trưởng thành trong máu bằng máy đếm tế bào tự động ở người bệnh tại bệnh viện đa khoa Long An, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 7, 2023.
6. Garner J, Jarvis W, Emori TG, Horan T, Hughes J. CDC Definitions for Nosocomial Infections. Am J Infect Control. 1988;16:128-140.
7. MacQueen BC, Christensen RD, Yoder BA, et al. Comparing automated vs manual leukocyte differential counts for quantifying the “left shift” in the blood of neonates. J Perinatol Off J Calif Perinat Assoc. 2016; 36(10): 843-848.
8. Roehrl MHA, Lantz D, Sylvester C, Wang JY. Age-Dependent Reference Ranges for Automated Assessment of Immature Granulocytes and Clinical Significance in an Outpatient Setting. Arch Pathol Lab Med. 2011; 135(4): 471-477.