4. Vai trò CA 125, HE4, ROMA test trong dự báo nguy cơ ác tính của u biểu mô buồng trứng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Các dấu ấn sinh học như CA 125, HE4 có giá trị trong việc dự báo nguy cơ ác tính của u buồng trứng. ROMA test là một thuật toán kết hợp kết quả của CA125 và HE4, đi kèm với tình trạng kinh nguyệt, để từ đó đánh giá khả năng mắc ung thư buồng trứng. Nghiên cứu mô tả của chúng tôi tiến hành trên 422 phụ nữ chẩn đoán là u buồng trứng, can thiệp phẫu thuật và có kết quả mô bệnh học là u biểu mô buồng trứng tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội từ tháng 12/2020 đến tháng 5/2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy: CA 125 có độ nhạy là 75,9%, độ đặc hiệu là 63,6%. HE4 có độ nhạy và độ đặc hiệu ở bệnh nhân còn kinh nguyệt là 50% và 91,9% còn bệnh nhân đã mãn kinh là: 61,5% và 100%, trên cả quần thể nghiên cứu là 5,2% và 92,7%. Tại giá trị ROMA=10,82% với bệnh nhân còn kinh nguyệt, diện tích dưới đường cong AUC = 0,801, do vậy có khả năng dự đoán ung thư biểu mô buồng trứng mức độ tốt. Với bệnh nhân mãn kinh, tại giá trị ROMA = 21,29%, diện tích dưới đường cong AUC = 0,9818 nằm trong khoảng 0,9 – 1,0, do vậy có khả năng dự đoán ung thư biểu mô buồng trứng mức độ rất tốt. Như vậy các xét nghiệm CA 125, HE4 và ROMA test đều có giá trị để tham gia vào dự đoán ung thư biểu mô buồng trứng nhưng ROMA và HE4 tốt hơn so với CA 125.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
U biểu mô buồng trứng, chất dấu ấn sinh học
Tài liệu tham khảo
2. Pavlik EJ, Ueland FR, Miller RW, et al. Frequency and Disposition of Ovarian Abnormalities Followed With Serial Transvaginal Ultrasonography: Obstet Gynecol. 2013; 122(2, PART 1): 210-217. doi:10.1097/AOG.0b013e318298def5.
3. Bùi Diệu, Nguyễn Bá Đức. Tình hình mắc ung thư tại VN năm 2010 qua số liệu của 6 vùng ghi nhận giai đoạn 2004-2008. Tạp chí Ung thư học Việt Nam. 2010; (1): 73-80.
4. Prat J. Pathology of cancers of the female genital tract. Int J Gynecol Obstet. 2015; 131(S2): S132-S145. doi:https://doi.org/10.1016/j.ijgo.2015.06.010.
5. Nguyễn Văn Quyết. Nghiên Cứu Giá Trị Tiên Lượng Ác Tính Của Siêu Âm Kết Hợp Với Chất Chỉ Điểm u (CA 12.5 và HE4) Trong Các Khối u Buồng Trứng. Thạc sĩ y học. Đại học Y Hà Nội; 2019.
6. Võ Thanh Nhân. Báo cáo vai trò của HE4 trong chẩn đoán ung thư buồng trứng. Tạp chí y học TP Hồ Chí Minh. 2010; 14.
7. Nguyễn Thu Trang. Xác Định Giá Trị Dự Đoán Ác Tính u Buồng Trứng Của Lâm Sàng, Siêu Âm và CA 125 Tại BV Phụ Sản Trung Ương Năm 2008. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú. Trường Đại học Y Hà Nội; 2008.
8. Phạm Thị Diệu Hà. Nhận Xét Giá Trị Của Chất Chỉ Điểm u CA125 và HE4 Trong Chẩn Đoán Ung Thư Buồng Trứng Tại Bệnh Viện K. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ. Trường Đại học Y Hà Nội; 2012.
9. Zhang P, Wang C, Cheng L, et al. Comparison of HE4, CA125, and ROMA Diagnostic Accuracy: A Prospective and Multicenter Study for Chinese Women With Epithelial Ovarian Cancer. Medicine (Baltimore). 2015; 94(52): e2402. doi:10.1097/MD.0000000000002402.
10. Ortiz-Muñoz B, Aznar-Oroval E, García García A, et al. HE4, Ca125 and ROMA algorithm for differential diagnosis between benign gynaecological diseases and ovarian cancer. Tumour Biol J Int Soc Oncodevelopmental Biol Med. 2014; 35(7): 7249-7258. doi:10.1007/s13277-014-1945-6.
11. Jacob F, Meier M, Caduff R, et al. No benefit from combining HE4 and CA125 as ovarian tumor markers in a clinical setting. Gynecol Oncol. 2011; 121(3): 487-491. doi:10.1016/j.ygyno.2011.02.022.
12. Karlsen MA, Høgdall EVS, Christensen IJ, et al. A novel diagnostic index combining HE4, CA125 and age may improve triage of women with suspected ovarian cancer - An international multicenter study in women with an ovarian mass. Gynecol Oncol. 2015; 138(3): 640-646. doi:10.1016/j.ygyno.2015.06.021.
13. Huy NVQ, Van Khoa V, Tam LM, et al. Standard and optimal cut-off values of serum ca-125, HE4 and ROMA in preoperative prediction of ovarian cancer in Vietnam. Gynecol Oncol Rep. 2018; 25: 110-114. doi:10.1016/j.gore.2018.07.002.
14. Phan Đức Long. Nhận Xét Giá Trị Của Chất Chỉ Điểm Khối u CA125, HE4 Trong Dự Đoán Nguy Cơ Ung Thư Buồng Trứng. Luận văn Thạc sỹ y học. Đại học Y Hà Nội; 2019.
15. Van Gorp T, Cadron I, Despierre E, et al. HE4 and CA125 as a diagnostic test in ovarian cancer: prospective validation of the Risk of Ovarian Malignancy Algorithm. Br J Cancer. 2011; 104(5): 863-870. doi:10.1038/sj.bjc.6606092.
16. Winarto H, Laihad BJ, Nuranna L. Modification of cutoff values for HE4, CA125, the Risk of Malignancy Index, and the Risk of Malignancy Algorithm for ovarian cancer detection in Jakarta, Indonesia. Asian Pac J Cancer Prev APJCP. 2014; 15(5): 1949-1953. doi:10.7314/apjcp.2014.15.5.1949.
17. Romagnolo C, Leon AE, Fabricio ASC, et al. HE4, CA125 and risk of ovarian malignancy algorithm (ROMA) as diagnostic tools for ovarian cancer in patients with a pelvic mass: An Italian multicenter study. Gynecol Oncol. 2016; 141(2): 303-311. doi:10.1016/j.ygyno.2016.01.016.
18. Moore RG, Brown AK, Miller MC, et al. The use of multiple novel tumor biomarkers for the detection of ovarian carcinoma in patients with a pelvic mass. Gynecol Oncol. 2008; 108(2): 402-408. doi:10.1016/j.ygyno.2007.10.017.