37. Đánh giá tình trạng stress, lo âu, trầm cảm ở điều dưỡng

Nguyễn Thị Thanh Trúc, Ngô Thị Dung, Lê Thị Kim Chi, Nguyễn Hồng Thiệp, Nguyễn Thị Ngọc Hân

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Stress, lo âu, trầm cảm liên quan đến nghề nghiệp là một vấn đề phổ biến ở nhân viên y tế, đặc biệt là điều dưỡng. Tình trạng stress, lo âu, căng thẳng không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của điều dưỡng, mà còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc và an toàn người bệnh. Mục tiêu: mô tả mức độ stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng và một số yếu tố liên quan đến stress. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 94 điều dưỡng tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: tỷ lệ stress, lo âu, trầm cảm ghi nhận ở điều dưỡng lần lượt là 15,9%, 22,4% và 24,5%. Thời gian làm việc/ngày có liên quan đến tình trạng stress của điều dưỡng (p < 0,01). Kết luận: cần có giải pháp hỗ trợ, giảm tải công việc để cải thiện tình trạng stress của điều dưỡng từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Townley G, Brown M, Sylvestre J. Community Psychology and Community Mental Health: A Call for Reengagement. American Journal of Community Psychology. 2018; 61(1-2): 3-9.
2. Lê Đăng Khoa, Trần Nhật Quang, Đặng Quang Vinh, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Hồ Mạnh Tường, Kirsty Foster. Tỷ lệ hiện mắc stress trên nhân viên y tế đang công tác tại các trung tâm IVF. Tạp chí Phụ sản. 2019; 16(1): 142-149.
3. Lê Thị Huệ. Căng thẳng nghề nghiệp ở nhân viên y tế tại Bệnh viện Phong - Da liễu Trung Ương Quy Hòa, Đề tài cơ sở trường Đại học Y Hà Nội. 2018.
4. Lê Thị Thanh Xuân, Đặng Kim Oanh, Nguyễn Thúy Hiền, Lê Thị Thanh Hà. Stress nghề nghiệp của điều dưỡng lâm sàng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2017. Tạp chí nghiên cứu Y học. 2020; 129(5): 8-13.
5. Hồ Thị Thu Hương, Trần Kim Trang. Stress, trầm cảm, lo âu của điều dưỡng. Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2017; 21(2): 223-229.
6. Nguyễn Thị Thanh Hương, Huỳnh Ngọc Vân Anh, Tô Gia Kiên. Stress nghề nghiệp và các yếu tố liên quan ở điều dưỡng Bệnh viện Tâm thần Trung Ương 2”. Tạp chí Y học thành phố Hồ 8Chí Minh. 2019; 23(5): 242-250.
7. Nguyễn Mạnh Tuân, Đàm Thị Tám Hương, Đặng Quang Hiếu, Lâm Mỹ Dung, Huỳnh Thị Thanh Trang. Stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên y tế Bệnh viện Trưng Vương năm 2018. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2018; 22(6): 71-79.
8. Viện Sức khỏe tâm thần. Thang đánh giá Lo âu - Trầm cảm - Stress (DASS21). Truy cập ngày 25/2/2022 từ URL: http://nimh.gov.vn/thang-danh-gia-lo-au-tram-cam-stress-dass-21/
9. Tran TD, Tran T, Fisher J. Validation of the depression anxiety stress scales (DASS) 21 as a screening instrument for depression and anxiety in a rural community-based cohort of northern Vietnamese women. BMC psychiatry. 2013; 13(1): 1-7.
10. Bùi Thị Duyên, Đặng Lê Trí. Tình trạng stress nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan của nhân viên y tế các khoa lâm sàng Bệnh viện Đa khoa Medlatec năm 2020. Tạp chí Y học cộng đồng. 2021; 64(3): 19-26.
11. Nguyễn Thành Tấn, Nguyễn Thị Lam Ngọc. Thực trạng sức khỏe tâm thần của điều dưỡng tại các Bệnh viện trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023; 524(1B): 193-197.
12. Nguyễn Bạch Ngọc, Vũ Mai Lan, Nguyễn Thị Kim Phụng và cộng sự. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến stress, trầm cảm và lo âu ở nhân viên điều dưỡng khối nội tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108. 2019; 14(6): 108-116.
13. Creedy DK, Sidebotham M, Gamble J, Pallant J, Fenwick J. Prevalence of burnout, depression, anxiety and stress in Australian midwives: a cross-sectional survey. BMC Pregnancy and Childbirth. 2017; 17(1): 1-8.
14. Peeters MC, Montgomery AJ, Bakker AB, Schaufeli WB. Balancing work and home: How job and home demands are related to burnout. International journal of stress management. 2005; 12(1):43.
15. Maciejewski PK, Prigerson HG, Mazure CM. Self-efficacy as a mediator between stressful life events and depressive symptoms: Differences based on history of prior depression. The British Journal of Psychiatry. 2000; 176(4): 373-378.
16. Tran TTT, Nguyen NB, Luong MA, et al. Stress, anxiety and depression in clinical nurses in Vietnam: a cross-sectional survey and cluster analysis. International journal of mental health systems. 2019; 13: 1-11.
17. Chaudhari AP, Mazumdar K, Motwani YM, Ramadas D. A profile of occupational stress in nurses. Annals of Indian Psychiatry. 2018; 2(2): 109-114.