Đặc điểm bệnh răng miệng ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Bệnh răng miệng là một trong những bệnh phổ biến nhất trên toàn cầu và gây ra gánh nặng nghiêm trọng về sức khỏe và kinh tế, giảm chất lượng cuộc sống. Theo y văn, những trẻ mắc hội chứng thận hư có sự tác động phá hủy mô cứng và các tổ chức quanh răng khi sử dụng kéo dài các loại thuốc trong điều trị bệnh. Ngoài ra, sự nhập viện thường xuyên và chế độ ăn uống riêng biệt cũng ảnh hưởng đến việc chăm sóc và phòng ngừa các bệnh răng miệng. Nghiên cứu này nhằm mục đích mô tả các bệnh răng miệng của trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát tại bệnh viện Nhi Trung ương. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện ở 407 trẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ trẻ nam mắc bệnh cao (309 trẻ chiếm 75,6%) , chỉ số vệ sinh răng miệng của trẻ ở ở mức trung bình, 63,9% trẻ viêm lợi, 12,3% trẻ viêm lợi phì đại, 78,6% trẻ bị sâu răng, chỉ số sâu răng sữa của trẻ dmft/dmfs là 5,6/9,9; chỉ số sâu răng vĩnh viễn DFMT/DMFS là 1,4/1,8; 11,1% trẻ có khiếm khuyết phát triển men răng, gặp chủ yếu là dạng mờ đục ranh giới rõ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
hội chứng thận hư tiên phát, bệnh răng miệng, viêm lợi, lợi phì đại, sâu răng, khiếm khuyết phát triển men răng.
Tài liệu tham khảo
2. Trương Mạnh Dũng, Vũ Mạnh Tuấn. THỰC TRẠNG BỆNH RĂNG MIỆNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ 4-8 TUỔI TẠI 5 TỈNH THÀNH CỦA VIỆT NAM NĂM 2010. Học Thực Hành. 2011;12:56-59.
3. Son TM, Huong NT, Hanh TTM, et al. Dental Caries Status and Relevant Factors in Children with Primary Nephrotic Syndrome in National Children Hospital, Vietnam. Int J Oral Craniofacial Sci. 2018;4(1):001-004.
4. Phạm Thị Phượng, Tống Minh Sơn, Lê Hưng. Thực trạng sâu răng, viêm lợi và một số yếu tố liên quan ở trẻ em mắc hội chứng thận hư tiên phát tại Bệnh viện Nhi Trung ương”. Tạp Chí Học Thực Hành. 2017;(1060):19-21.
5. Lê Nam Trà, Trần Đình Long, Đỗ Bích Hằng. Tình hình bệnh thận, tiết niệu của trẻ em được điều trị tại Viện Nhi 1981-1990. Kỷ Ếu Công Trình Nhi Khoa. Published online 1994:161-162.
6. Kliegman RM, Geme JSt. Nephrotic Syndrome. In: Nelson Textbook of Pediatrics. Vol 2. 21st Edition. Elsevier; 2019:4264 / 15739. Accessed April 4, 2020. https://www.elsevier.com/books/nelson-textbook-of-pediatrics-2-volume-set/kliegman/978-0-323-52950-1
7. Greene JC. The Oral Hygiene Index--development and uses. J Periodontol. 1967;38(6):Suppl:625-637. doi:https://doi.org/10.1902/jop.1967.38.6_part2.625.
8. Loe H, Silness J. PERIODONTAL DISEASE IN PREGNANCY. I. PREVALENCE AND SEVERITY. Acta Odontol Scand. 1963;21:533-551. doi:10.3109/00016356309011240.
9. McGaw WT. Cyclosporine-induced gingival over An ultrastructural stereo. 1988;65(2):5.
10. Honkala E, Runnel R, Honkala S, et al. Measuring Dental Caries in the Mixed Dentition by ICDAS. Int J Dent. 2011;2011:1-6. doi:10.1155/2011/150424
11. Clarkson J, O’Mullane’ D. A Modified DDE Index for Use in Epidemiological Studies of Enamel Defects. Published online 1989:7.
12. Babu NSV, Jana S. Assessment of Oral Health Status in Children Suffering from Nephrotic Syndrome. 2014;2(2):5.
13. Petersen PE. The World Oral Health Report 2003: continuous improvement of oral health in the 21st century--the approach of the WHO Global Oral Health Programme. Community Dent Oral Epidemiol. 2003;31 Suppl 1:3-23. doi:10.1046/j..2003.com122.x.