14. Kết quả tạo hình tổn khuyết vùng cánh mũi sau cắt bỏ ung thư biểu mô tế bào đáy

Dương Mạnh Chiến, Lưu Vũ Quang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả kết quả tạo hình khuyết vùng cánh mũi sau cắt bỏ ung thư biểu mô tế bào đáy. Phương pháp được sử dụng là nghiên cứu mô tả trên 34 bệnh nhân gồm 18 bệnh nhân nam và 16 bệnh nhân nữ, độ tuổi từ 27 đến 94, được phẫu thuật tạo hình khuyết vùng cánh mũi sau cắt bỏ ung thư biểu mô tế bào đáy tại Bệnh viện K Trung ương từ tháng 7/2017 đến tháng 7/2023. Kết quả được đánh giá trong quá trình nằm viện và sau mổ 6 tháng. Tổn khuyết sau cắt bỏ khối u có kích thước từ 0,9 đến 81cm2, bao gồm 13 trường hợp tổn khuyết cánh mũi đơn thuần, 5 trường hợp khuyết bao gồm cánh mũi và đầu mũi, 11 trường hợp khuyết bao gồm cánh mũi và sườn mũi, má cùng bên, 5 trường hợp khuyết rộng bao gồm cánh mũi và các đơn vị xung quanh. Độ sâu của tổn khuyết từ nông chỉ gồm da cho đến hết chiều dày cánh mũi, bao gồm 21 trường hợp khuyết nông, 2 trường hợp khuyết sâu (da, tổ chức dưới da, sụn) và 11 trường hợp khuyết xuyên tổ chức (da, sụn, niêm mạc). Các tổn khuyết này được che phủ bằng nhiều phương pháp đa dạng: 1 trường hợp đóng trực tiếp, 2 trường hợp ghép da, 12 trường hợp sử dụng vạt tại chỗ, 11 trường hợp sử dụng vạt rãnh mũi má (trong đó 3 trường hợp kết hợp ghép sụn vành tai), 6 trường hợp sử dụng vạt trán (trong đó 4 trường hợp kết hợp ghép sụn vành tai) và 2 trường hợp sử dụng cả vạt rãnh mũi má cùng vạt trán kết hợp ghép sụn vành tai. Sau mổ, 100% các vạt/mảnh ghép sống hoàn toàn. Theo dõi sau 6 tháng trên 26 bệnh nhân cho kết quả tốt về hình thể cánh mũi, đạt sự tương đồng về màu sắc, độ dày, tình trạng co kéo biến dạng không đáng kể và đảm bảo về chức năng hô hấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy tạo hình khuyết sau cắt bỏ ung thư biểu mô tế bào đáy vùng cánh mũi đem lại kết quả tốt về chức năng và thẩm mỹ, việc lựa chọn phương pháp tạo hình chủ yếu phụ thuộc vào vị trí, kích thước, độ sâu của tổn thương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Rajpar S, Marsden J. ABC of Skin Cancer. 1st edition. Wiley–Blackwell; 2008.
2. Skelton LA. The effective treatment of basal cell carcinoma. Br J Nurs. 2009;18(6):346, 348-350. doi:10.12968/bjon.2009.18.6.40766
3. Wollina U, Bennewitz A, Langner D. Basal cell carcinoma of the outer nose: overview on surgical techniques and analysis of 312 patients. J Cutan Aesthet Surg. 2014;7(3):143-150. doi:10.4103/0974-2077.146660
4. Nguyen Quang R. Đánh Giá Kết Quả Phẫu Thuật Tạo Hình Khuyết Phần Mềm Kích Thước Vừa và Nhỏ Sau Cắt Bỏ Ung Thư Da Tế Bào Đáy Vùng Mặt. Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội; 2019.
5. Baker SR. Principles of Nasal Reconstruction. Springer; 2011.
6. Bui Van C. Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình tổn thương khuyết đầu mũi, cánh mũi. Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội; 2015.
7. Belmahi A. The triplane aesthetic reconstruction of the alar unit after removal of advanced basal cell carcinomas. About 26 cases. Ann Chir Plast Esthet. 2022;67(1):26-34. doi:10.1016/j.anplas.2021.10.002
8. Orangi M, Dyson ME, Goldberg LH, et al. Repair of Apical Triangle Defects Using Melolabial Rotation Flaps. Dermatol Surg. 2019;45(3):358-362. doi:10.1097/DSS.000000 0000001633