37. Giảm tiểu cầu miễn dịch ở trẻ sơ sinh: Tổng quan tài liệu và báo cáo 2 ca bệnh

Đặng Thị Thu Thuỷ, Nguyễn Hoài Thương, Vũ Thu Phương, Nguyễn Thị Quỳnh Nga

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh (neonatal thrombocytopenia - NTP) là một bệnh lý phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra, đa số thường nhẹ và tự giới hạn, thường gặp ở trẻ sơ sinh bị bệnh nặng, trẻ sinh non hoặc chậm tăng trưởng trong tử cung. Tuy nhiên, nhiều trường hợp giảm tiểu cầu xảy ra ở trẻ sơ sinh do cơ chế miễn dịch, dưới tác động của các kháng thể kháng tiểu cầu đồng loại hoặc tự kháng thể tiểu cầu của mẹ truyền qua rau thai. Chúng tôi báo cáo hai trường hợp trẻ sơ sinh được phát hiện giảm tiểu cầu và đều có xét nghiệm kháng thể kháng tiểu cầu dương tính. Trẻ đã được loại trừ các căn nguyên gây giảm tiểu cầu và đủ tiêu chuẩn chẩn đoán giảm tiểu cầu miễn dịch. Kết luận: Ở trẻ sơ sinh bị giảm tiểu cầu cần thăm dò nguyên nhân miễn dịch bên cạnh việc khảo sát các nguyên nhân khác gây giảm tiểu cầu nhằm chẩn đoán xác định, lựa chọn hướng điều trị tối ưu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chakravorty S, Roberts I. How I manage neonatal thrombocytopenia. Br J Haematol. 2012; 156(2): 155-162. doi:10.1111/j.1365-2141.2011.08892.x.
2. Castle V, Andrew M, Kelton J, et al. Frequency and mechanism of neonatal thrombocytopenia. J Pediatr. 1986; 108(5 Pt 1): 749-755. doi:10.1016/s0022-3476(86)81059-9.
3. Roberts I, Murray NA. Neonatal thrombocytopenia: causes and management. Arch Dis Child - Fetal Neonatal Ed. 2003; 88(5): F359-F364. doi:10.1136/fn.88.5.F359.
4. Raju U, Arora P. Neonatal Immune Thrombocytopenia. Med J Armed Forces India. 2004; 60(4): 333-336. doi:10.1016/S0377-1237(04)80005-4.
5. Yurdakök M. Immune thrombocytopenia in the newborn. J Pediatr Neonatal Individ Med JPNIM. 2017; 6(1): e060119-e060119. doi:10.7363/060119.
6. Batton E, Leibel SL. Immune-Mediated Neonatal Thrombocytopenia. NeoReviews. 2022; 23(7): e462-e471. doi:10.1542/neo.23-7-e462.
7. Resch E, Hinkas O, Urlesberger B, et al. Neonatal thrombocytopenia-causes and outcomes following platelet transfusions. Eur J Pediatr. 2018; 177(7): 1045-1052. doi:10.1007/s00431-018-3153-7.
8. Arabdin M, Khan A, Zia S, et al. Frequency and Severity of Thrombocytopenia in Neonatal Sepsis. Cureus. 2022; 14(2): e22665. doi:10.7759/cureus.22665.
9. Dreyfus M, Kaplan C, Verdy E, et al. Frequency of Immune Thrombocytopenia in Newborns: A Prospective Study. Blood. 1997; 89(12): 4402-4406. doi:10.1182/blood.V89.12.4402.
10. Delaflor-Weiss E, Mintz PD. The evaluation and management of platelet refractoriness and alloimmunization. Transfus Med Rev. 2000; 14(2): 180-196.
11. Costedoat-Chalumeau N, Amoura Z, Le Thi Hong D, et al. Lupus néonatal: revue de la littérature [Neonatal lupus syndrome: review of the literature]. Rev Med Interne. 2003 Oct; 24(10): 659-71. French. doi: 10.1016/s0248-8663(03)00211-x. PMID: 14550519.
12. Van der Lugt NM, van Kampen A, Walther FJ, et al. Outcome and management in neonatal thrombocytopenia due to maternal idiopathic thrombocytopenic purpura. Vox Sang. 2013; 105(3): 236-243. doi:10.1111/vox.12036.