18. Nhận xét đặc điểm tăng huyết áp trong thai kỳ song thai và đơn thai
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu là nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả sản khoa của những sản phụ song thai và đơn thai có rối loạn tăng huyết áp (THA) trong thai kỳ. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 166 sản phụ THA trong thai kỳ đẻ tại bệnh viện Phụ Sản Trung ương từ tháng 03/2023 đến tháng 06/2023. Trong 166 sản phụ phù hợp với tiêu chuẩn nghiên cứu, có 37 (23,3%) sản phụ song thai và 129 (77,7%) sản phụ đơn thai. Sản phụ song thai gặp triệu chứng đau đầu ít hơn nhóm đơn thai (2,7% vs 17,8%; p = 0,021). Không có khác biệt về tỷ lệ biến chứng mẹ (sản giật, rau bong non và hội chứng HELLP) giữa hai nhóm. Sản phụ song thai có tỷ lệ đẻ non cao hơn đáng kể so với nhóm đơn thai (73,0% vs 54,3%; p = 0,042). Tuy nhiên, tỷ lệ thai suy và thai chậm phát triển trong tử cung (CPTTTC) của nhóm đơn thai lại cao hơn nhóm song thai với khác biệt có ý nghĩa thống kê (13,2% vs 0%; p = 0,02 và 26,4% vs 10,8%; p = 0,047). Cân nặng sơ sinh của nhóm song thai chủ yếu trong khoảng từ 1500 – 2499 gram (59,5%), trong khi nhóm đơn thai có cân nặng sơ sinh chủ yếu trên 2500 gram (53,5%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy THA trong thai kỳ đơn thai có liên quan với các biến chứng cho thai nhi (thai suy và thai CPTTTC) trầm trọng hơn thai kỳ song thai.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tăng huyết áp trong thai kỳ, song thai, đơn thai
Tài liệu tham khảo
2. Hypertension in pregnancy. Report of the American College of Obstetricians and Gynecologists’ Task Force on Hypertension in Pregnancy. Obstet Gynecol. 2013;122(5):1122-1131. doi:10.1097/01.AOG.0000437382.03963. 88
3. Steegers EAP, von Dadelszen P, Duvekot JJ, et al. Pre-eclampsia. Lancet Lond Engl. 2010;376(9741):631-644. doi:10.1016/S0140-6 736(10)60279-6
4. Mersha AG, Abegaz TM, Seid MA. Maternal and perinatal outcomes of hypertensive disorders of pregnancy in Ethiopia: systematic review and meta-analysis. BMC Pregnancy Childbirth. 2019;19(1):458. doi:10.1186/s12884 -019-2617-8
5. Kumar M, Singh A, Garg R, et al. Hypertension during pregnancy and risk of stillbirth: challenges in a developing country. J Matern-Fetal Neonatal Med Off J Eur Assoc Perinat Med Fed Asia Ocean Perinat Soc Int Soc Perinat Obstet. 2021;34(23):3915-3921. doi:10.1080/14767058.2019.1702943
6. Committee on Practice Bulletins - Obstetrics, Society for Maternal - Fetal Medicine. Practice Bulletin No. 169: Multifetal Gestations: Twin, Triplet, and Higher-Order Multifetal Pregnancies. Obstet Gynecol. 2016;128(4):e131-146. doi:10.1097/AOG.0000 000000001709
7. Foo JY, Mangos GJ, Brown MA. Characteristics of hypertensive disorders in twin versus singleton pregnancies. Pregnancy Hypertens. 2013;3(1):3-9. doi:10.1016/j.preghy. 2012.05.005
8. Aviram A, Berger H, Abdulaziz KE, et al. Outcomes Associated With Hypertensive Disorders of Pregnancy in Twin Compared With Singleton Gestations. Obstet Gynecol. 2021;138(3):449-458. doi:10.1097/AOG.00000 0 0000004506
9. Sibai BM, Hauth J, Caritis S, et al. Hypertensive disorders in twin versus singleton gestations. Am J Obstet Gynecol. 2000;182(4):938-942. doi:10.1016/S0002-9378 (00)70350-4
10. Connolly KA, Factor SH, Getrajdman CS, et al. Maternal clinical disease characteristics and maternal and neonatal outcomes in twin and singleton pregnancies with severe preeclampsia. Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol. 2016;201:36-41. doi:10.1016/j.ejo grb.2015.11.031
11. Gestational Hypertension and Preeclampsia: ACOG Practice Bulletin, Number 222. Obstet Gynecol. 2020;135(6):e237. doi:10.1097/AOG.0000000000003891
12. Ni Y, Cheng W. Clinical characteristics of early-onset pre-eclampsia in singleton versus multiple pregnancies. Int J Gynaecol Obstet Off Organ Int Fed Gynaecol Obstet. 2016;132(3):325-328. doi:10.1016/j.ijgo.2015.0 7.029
13. Block HS, Biller J. Neurology of pregnancy. Handb Clin Neurol. 2014;121:1595-1622. doi:10.1016/B978-0-7020-4088-7.00105 -X
14. Bdolah Y, Lam C, Rajakumar A, et al. Twin pregnancy and the risk of preeclampsia: bigger placenta or relative ischemia? Am J Obstet Gynecol. 2008;198(4):428.e1-6. doi:10.1016/j.ajog.2007.10.783
15. Aviram A, Giltvedt MK, Sherman C, et al. The role of placental malperfusion in the pathogenesis of preeclampsia in dichorionic twin and singleton pregnancies. Placenta. 2018;70:41-49. doi:10.1016/j.place nta.2018.09.002
16. Henry DE, McElrath TF, Smith NA. Preterm severe preeclampsia in singleton and twin pregnancies. J Perinatol Off J Calif Perinat Assoc. 2013;33(2):94-97. doi:10.1038/jp.2012.74
17. Norwitz ER, Edusa V, Park JS. Maternal physiology and complications of multiple pregnancy. Semin Perinatol. 2005;29(5):338-348. doi:10.1053/j.semperi.2005.08.002
18. Rao A, Sairam S, Shehata H. Obstetric complications of twin pregnancies. Best Pract Res Clin Obstet Gynaecol. 2004;18(4):557-576. doi:10.1016/j.bpobgyn.2004.04.007
19. Proctor LK, Kfouri J, Hiersch L, et al. Association between hypertensive disorders and fetal growth restriction in twin compared with singleton gestations. Am J Obstet Gynecol. 2019;221(3):251.e1-251.e8. doi:10.1016/j.ajog. 2019.04.022
20. O’Brien M, Baczyk D, Kingdom JC. Endothelial Dysfunction in Severe Preeclampsia is Mediated by Soluble Factors, Rather than Extracellular Vesicles. Sci Rep. 2017;7(1):5887. doi:10.1038/s41598-017-06178-z