21. Phân tích một số yếu tố tiên lượng liên quan đến kết quả điều trị bảo tồn không phẫu thuật chấn thương lách độ III - V
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục đích nhằm tìm hiểu các yếu tố tiên lượng và nguy cơ ảnh hưởng đến kết quả điều trị bảo tồn không phẫu thuật chấn thương lách độ III - V. Nghiên cứu mô tả phân tích 249 bệnh nhân chấn thương lách độ III - V trên MDCT, được điều trị bảo tồn không phẫu thuật tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, từ tháng 1/2018 đến tháng 9/2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy 243/249 (97,6%) trường hợp được điều trị bảo tồn thành công bằng nội khoa và can thiệp mạch. Phân tích đơn biến cho thấy thể tích máu truyền và mức độ chấn thương lách là hai yếu tố dự báo thất bại của điều trị bảo tồn chấn thương lách (p < 0,05). Ngược lại, các yếu tố quan trọng khác như tuổi, phối hợp chấn thương tạng bụng và/hoặc sọ não không phải là những chống chỉ định của điều trị bảo tồn chấn thương lách (p > 0,05). Phân tích hồi quy đa biến chỉ ra mức độ chấn thương lách là yếu tố duy nhất dự báo thất bại của điều trị bảo tồn không phẫu thuật (p < 0,05). Như vậy, xác định các yếu tố dự đoán và các yếu tố rủi ro dựa trên trên một kế hoạch chuẩn hóa có thể sẽ làm tăng thành công của điều trị bảo tồn này.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Điều trị bảo tồn không phẫu thuật, chấn thương lách kín, tổn thương lách
Tài liệu tham khảo
2. Ruhnke H, Jehs B, Schwarz F, et al. Non-operative management of blunt splenic trauma: The role of splenic artery embolization depending on the severity of parenchymal injury. European Journal of Radiology. 2021;137doi:10.1016/j.ejrad.2021.109578
3. Miller PR, Chang MC, Hoth JJ, et al. Prospective trial of angiography and embolization for all grade III to V blunt splenic injuries: nonoperative management success rate is significantly improved. J Am Coll Surg. 2014 Apr;218(4):644-8. doi:10.1016/j.jam collsurg.2014.01.040.
4. Nguyen VT, Pham HD, Phan Nguyen Thanh V, et al. Splenic Artery Embolization in Conservative Management of Blunt Splenic Injury Graded by 2018 AAST-OIS: Results from a Hospital in Vietnam. International journal of general medicine. 2023;16:1695-1703. doi:10.2147/ijgm.S409267
5. King H, Shumacker HB, Jr. Splenic studies. I. Susceptibility to infection after splenectomy performed in infancy. Ann Surg. 1952;136(2):239-242. doi:10.1097/00000658-1 95208000-00006
6. Yiannoullou P, Hall C, Newton K, et al. A review of the management of blunt splenic trauma in England and Wales: have regional trauma networks influenced management strategies and outcomes? Ann R Coll Surg Engl. 2017;99(1):63-69. doi:10.1308/rcsann.20 16.0325
7. Meira Júnior JD, Menegozzo CAM, Rocha MC, et al. Non-operative management of blunt splenic trauma: evolution, results and controversies. Rev Col Bras Cir. 2021 May 7;48:e20202777. doi: 10.1590/0100-6991e-202 02777.
8. Böyük A, Gümüş M, Önder A, et al. Splenic injuries: factors affecting the outcome of non-operative management. Eur J Trauma Emerg Surg. 2012 Jun;38(3):269-74. doi:10.1 007/s00068-011-0156-8.
9. Godley CD, Warren RL, Sheridan RL, et al. Nonoperative management of blunt splenic injury in adults: age over 55 years as a powerful indicator for failure. J Am Coll Surg.1996 Aug;183(2):133-9.
10. Bankhead-Kendall B, Teixeira P, Musonza T, et al. Risk Factors for Failure of Splenic Angioembolization: A Multicenter Study of Level I Trauma Centers. Journal of Surgical Research. 2021;257:227-231. doi:10.1016/j.jss.2020.07.058