8. Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm mẫu máu giả định đông khô với tác nhân gây bệnh nhiễm khuẩn huyết

Nguyễn Thị Hồng Nhiên, Vũ Quang Huy, Nguyễn Vũ Trung, Võ Thị Thuỳ Nga

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm mẫu máu giả định chứa tác nhân gây bệnh Streptococcus pneumoniae (SP) và Haemophilus influenzae (HI) bằng phương pháp đông khô, sử dụng sucrose 5% và huyết thanh 20% giúp bảo vệ vi khuẩn. Nghiên cứu sử dụng phân tích phương sai một yếu tố (Oneway ANOVA) đánh giá tính đồng nhất và phép kiểm T-test đánh giá độ ổn định ở 2 khoảng nhiệt độ là 22 - 30°C (1, 3, 5, 7, 9, 12 tuần) và 2 - 8°C (1, 2, 3, 4, 5, 6 tháng). Kết quả đánh giá tính đồng nhất, Log mật độ trung bình S. pneumoniae, H. influenzae lần lượt là 5,610 ± 0,031 CFU/mL và 5,533 ± 0,022 (Fthực nghiệm < Flý thuyết và p > 0,05). Kết quả đánh giá độ ổn định, ở 22 - 30°C, mẫu SP ổn định đến tuần thứ 7 (p = 0,091) và mẫu HI ổn định đến tuần thứ 3 (p = 0,073); và ở 2 - 8°C, mẫu SP ổn định đến tháng thứ 5 (p = 0,051) và mẫu HI ổn định đến tháng thứ 3 (p = 0,051). Qua nghiên cứu, sản xuất được hai bộ mẫu máu giả định đông khô chứa S. pneumoniae, H. Influenzae đạt chất lượng theo ISO 13528; ISO Guide 35.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Singer M, Deutschman C. S, Seymour C. W, et al. The Third International Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock (Sepsis-3). JAMA. 2016; 315(8): 801-810.
2. Bộ Y tế. Quyết định số 2429/QĐ-BYT. Quyết định Ban hành tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm Y học. 2017: 27-28.
3. Vũ Quang Huy, Trần Thái, Bùi Quang Sang và cộng sự. Nâng cao chất lượng xét nghiệm y học từ 2015 đến 6 tháng đầu 2018 qua các chương trình ngoại kiểm - Trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm Bộ Y tế tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2018; 22(5): 290-297.
4. World Health Organization. WHO/NICD microbiology external quality assessment programme in Africa. 2007.
5. World Health Organization. WHO manual for organizing a national external quality assessment programme for health laboratories and other testing sites. 2016.
6. Vũ Quang Huy, Hà Mạnh Tuấn, Hoàng Tiến Mỹ và cộng sự. Nghiên cứu thử nghiệm mẫu máu giả định ứng dụng trong ngoại kiểm vi sinh. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2019; 23(3): 324-331.
7. Vũ Quang Huy, Lê Ngọc Minh Trân. Xây dựng quy trình thử nghiệm sản xuất mẫu tiêu bản nhuộm Gram, mẫu phân và mủ giả định dùng trong Ngoại kiểm vi sinh. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2017; 21(5): 231-238.
8. Fonseca F, Cenard S, Passot S. Freeze-drying of lactic acid bacteria. Methods in Molecular Biology. 2015; 477-488.
9. Hà Mạnh Tuấn, Vũ Quang Huy, Trần Nhật Nguyên và cộng sự. Nghiên cứu sản xuất mẫu nước tiểu giả định ứng dụng trong ngoại kiểm tổng phân tích 10 thông số nước tiểu. Tạp chí Y Dược học quân sự. 2019; 44(5): 34-40.
10. Tran Diep Tuan, Vu Quang Huy, Huynh Minh Tuan, et al. Production and application of lyophilized urine samples used in microbiology external quality assessment programme in Vietnam. MedPharmRes. 2021; 5(2): 29-35.
11. The International Organization for Standardization. ISO 13528:2015. Statistical methods for use in proficiency testing by interlaboratory comparison. 2015.
12. Tiêu chuẩn Quốc gia. TCVN 8245:2009 (ISO GUIDE 35:2006). Mẫu chuẩn-Nguyên tắc chung và nguyên tắc thống kê trong chứng nhận. 2009.
13. Peiren J, Buyse J, De Vos P. Improving survival and storage stability of bacteria recalcitrant to freeze-drying: a coordinated study by European culture collections. Appl Microbiol Biotechnol. 2015; 99(8): 3559-3571.
14. Adams G. The Principles of Freeze-Drying. Methods in Molecular Biology. 2007.
15. Kupletskaya M B, Netrusov A I. Viability of lyophilized microorganisms after 50-year storage. Microbiology. 2011; 80(6): 850-853.