32. Nghiên cứu tác dụng hạ glucose máu của cao lỏng RA trên chuột nhắt đái tháo đường typ 2

Nguyễn Ngọc Trung, Vũ Thị Ngọc Thanh, Lê Thanh Tùng, Nguyễn Thị Minh Chính, Nguyễn Trường Sơn, Trần Thị Hồng Thuý, Nguyễn Thị Thanh Hà, Phạm Thị Vân Anh, Đinh Thị Thu Hằng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tác dụng hạ glucose của cao lỏng RA trên thực nghiệm. Cao lỏng RA với thành phần chính là Rễ Lạc (Arachis hypoge Linn) được sản xuất tại Viện Y học cổ truyền Quân Đội. Nghiên cứu trải qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 là giai đoạn gây mô hình đái tháo đường typ 2 trên chuột nhắt trắng chủng Swiss bằng chế độ ăn giàu chất béo liên tục trong 10 tuần kết hợp với tiêm alloxan liều 200 mg/kg; Ở giai đoạn 2, chuột được uống cao lỏng RA ở 2 mức liều là 12 g/kg/ngày và 24 g/kg/ngày trong 2 tuần. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 2 mức liều RA 12 g/kg/ngày và 24 g/kg/ngày đều làm giảm nồng độ glucose máu, giảm LDL-C và cholesterol, làm tăng nồng độ HDL-C trong máu, đồng thời cải thiện hình ảnh vi thể của gan và tụy trên chuột nhắt gây đái tháo đường typ 2. Từ kết quả trên cho thấy, cao lỏng RA có nhiều tiềm năng trở thành một phương thuốc hỗ trợ trong điều trị đái tháo đường trên lâm sàng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Standl E, Khunti K, Hansen TB, Schnell O. The global epidemics of diabetes in the 21st century: Current situation and perspectives. Eur J Prev Cardiol. 2019; 26(2_suppl): 7-14.
2. Roglic. WHO Global report on diabetes: A summary. 2016.
3. American Diabetes Association. 2. Classification and Diagnosis of Diabetes: Standards of Medical Care in Diabetes-2021. Diabetes Care. 2020; 44(Supplement_1): S15-S33.
4. International diabetes federation (IDF) Diabetes Atlas, 10th edition. 2021.
5. Nauck MA, Wefers J, Meier JJ. Treatment of type 2 diabetes: challenges, hopes, and anticipated successes. The Lancet Diabetes & Endocrinology. 2021; 9(8): 525-544.
6. Chukwu M, Nwakodo CS, Iwuagwu MO. Some Physical Properties of Groundnut (Arachis Hypogaea Linn) Seeds: A Review. Int. J. Biotechnol. Food Sci. 2018; 6(4): 59-66.
7. Bilbis LS, Shehu RA, Abubakar MG. Hypoglycemic and hypolipidemic effects of aqueous extract of Arachis hypogaea in normal and Alloxan-induced diabetic rats. Phytomedicine. 2002; 9(6): 553-555.
8. Nazmin S, Sultana N. Anti-diabetic effect of metformin combined with peanut (Arachis hypogaea L.) on streptozotocin induced diabetic rats. Journal of Bangladesh Society of Physiologist. 2018; 13: 59-67.
9. Rivera-Ramírez F, Escalona-Cardoso GN, Garduño-Siciliano L, Galaviz-Hernández C, Paniagua-Castro N. Antiobesity and Hypoglycaemic Effects of Aqueous Extract of Ibervillea sonorae in Mice Fed a High-Fat Diet with Fructose. BioMed Research International. 2011; 2011:e968984.
10. Srinivasan K, Ramarao P. Animal models in type 2 diabetes research: an overview. The Indian journal of medical research. Published online March 1, 2007.
11. Kottaisamy CPD, Raj DS, Prasanth Kumar V, Sankaran U. Experimental animal models for diabetes and its related complications-a review. Laboratory Animal Research. 2021; 37(1): 23.
12. Softic S, Stanhope KL, Boucher J, et al. Fructose and hepatic insulin resistance. Crit Rev Clin Lab Sci. 2020; 57(5): 308-322.
13. Emekli-Alturfan E, Kasikci E, Yarat A. Peanut (Arachis hypogaea) consumption improves glutathione and HDL-cholesterol levels in experimental diabetes. Phytother Res. 2008; 22(2): 180-184.
14. Sun XM, Ye HQ, Liu JB, et al. Assessment of anti-diabetic activity of peanut shell polyphenol extracts. J Zhejiang Univ Sci B. 2018; 19(10): 764-775.