20. Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học sọ não của bệnh nhồi máu não ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Đỗ Thuý Hằng, Cao Vũ Hùng, Lê Đình Công, Đỗ Thanh Hương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học sọ não của bệnh nhồi máu não ở trẻ em. Nghiên cứu quan sát 123 bệnh nhân mắc nhồi máu não tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 1/2018 đến tháng 5/2023. Kết quả cho thấy tỷ lệ nam/nữ là 1,67/1. Lứa tuổi hay gặp nhồi máu não nhất từ 2 tháng đến 2 tuổi. Triệu chứng khởi phát thường gặp nhất là liệt nửa người (59,3%). Co giật phổ biến hơn ở nhóm dưới 2 tuổi, đau đầu phổ biến ở nhóm 6 đến 11 tuổi. Hầu hết bệnh nhân có điểm Glasgow ≥ 13 điểm (80,5%). Đa số bệnh nhân được chẩn đoán sau 24 giờ từ khi khởi phát với 64,2%. Cộng hưởng từ sọ não (Magnetic Resonance Imaging - MRI) hiệu quả hơn cắt lớp vi tính (Computerized tomography - CT) trong chẩn đoán nhồi máu não ở trẻ em. Chuỗi xung khuếch tán (DWI) trên MRI có độ nhạy 97,4% trong chẩn đoán nhồi máu não. Như vậy, MRI sọ não nên được thực hiện đầu tiên những bệnh nhân nghi ngờ nhồi máu não để ngăn sự chậm trễ trong chẩn đoán nhồi máu não.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Klučka J, Klabusayová E, Musilová T, et al. Pediatric Patient with Ischemic Stroke: Initial Approach and Early Management. Children. 2021; 8(8): 649.
2. Wang JJ, Shi KL, Li JW, et al. Risk Factors for Arterial Ischemic and Hemorrhagic Stroke in Childhood. Pediatr Neurol. 2009; 40(4): 277-281.
3. Gerstl L, Weinberger R, von Kries R, et al. Risk factors in childhood arterial ischaemic stroke: Findings from a population-based study in Germany. Eur J Paediatr Neurol. 2018; 22(3): 380-386.
4. Mallick AA, Ganesan V, Kirkham FJ, et al. Diagnostic delays in paediatric stroke. J Neurol Neurosurg Psychiatry. 2015; 86(8): 917-921.
5. von Kummer R, Bourquain H, Bastianello S, et al. Early prediction of irreversible brain damage after ischemic stroke at CT. Radiology. 2001; 219(1): 95-100.
6. Mackay MT, Wiznitzer M, Benedict SL, et al. Arterial ischemic stroke risk factors: The international pediatric stroke study. Ann Neurol. 2011; 69(1): 130-140.
7. Tong E, Hou Q, Fiebach JB, Wintermark M. The role of imaging in acute ischemic stroke. Neurosurg Focus. 2014; 36(1): E3.
8. Mallick AA, Ganesan V, Kirkham FJ, et al. Childhood arterial ischaemic stroke incidence, presenting features, and risk factors: a prospective population-based study. Lancet Neurol. 2014; 13(1): 35-43.
9. Abend NS, Beslow LA, Smith SE, et al. Seizures as a Presenting Symptom of Acute Arterial Ischemic Stroke in Childhood. J Pediatr. 2011; 159(3): 479-483.
10. Simonsen CZ, Madsen MH, Schmitz ML, Mikkelsen IK, Fisher M, Andersen G. Sensitivity of diffusion- and perfusion-weighted imaging for diagnosing acute ischemic stroke is 97.5%. Stroke. 2015; 46(1): 98-101.
11. Sorensen AG, Buonanno FS, Gonzalez RG, et al. Hyperacute stroke: evaluation with combined multisection diffusion-weighted and hemodynamically weighted echo-planar MR imaging. Radiology. 1996; 199(2): 391-401.