21. Yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ ở người bệnh sau phẫu thuật bệnh lý gan - mật - tụy và ống tiêu hóa: Hồi cứu 120 ca bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai

Trần Quế Sơn, Nguyễn Thế Hiệp, Đỗ Thị Bích Ngọc, Trần Hiếu Học

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là mục tiêu quan trọng để cải thiện chất lượng phẫu thuật. Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ ở nhóm người bệnh được phẫu thuật các bệnh lý tiêu hóa. Phương pháp mô tả tiến cứu tại Bệnh viện Bạch Mai từ 1/2023 đến 6/2023. Ghi nhận tỷ lệ và phân tích đơn biến dự đoán các yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ trong 30 ngày sau mổ. Tổng số 120 bệnh nhân, 9 bệnh nhân bị nhiễm trùng vết mổ (7,5%). Tuổi trung bình là 55,9 ± 18,0 (14 - 91) tuổi. Phân tích đơn biến, có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ giữa các yếu tố ASA < III và ASA ≥ III (4,3% so với 17,9%, p = 0,017); không tiền sử và đã phẫu thuật ổ bụng (3,5% so với 10,5%, p = 0,01); mổ nội soi và mổ mở (0% so với 16,4%, p = 0,001). Không có sự khác biệt về tỉ lệ nhiễm khuẩn giữa các yếu tố nam và nữ (8,8% so với 5,8%, p = 0,53); tuổi < 60 và ≥ 60 (8,5% so với 6,6%, p = 0,69); BMI (p = 0,196); bệnh phối hợp so với không bệnh phối hợp (8,6% so với 6,5%, p = 0,65); thời gian nằm viện ≤ 7 ngày với > 7 ngày (13% so với 6,2%, p = 0,26); mổ cấp cứu so với mổ phiên (5,9% so với 8,7%, p = 0,56) và mức độ sạch bẩn của phẫu thuật (p = 0,06). Kết luận: tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là 7,5%. ASA ≥ 3, tiền sử mổ bụng cũ và mổ mở là các yếu tố dự đoán làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ.


 

Chi tiết bài viết

Author Biography

Đỗ Thị Bích Ngọc,

 

 

Tài liệu tham khảo

1. Kamboj M, Childers T, Sugalski J, et al. Risk of Surgical Site Infection (SSI) following Colorectal Resection Is Higher in Patients With Disseminated Cancer: An NCCN Member Cohort Study. Infect Control Hosp Epidemiol. 2018; 39(5): 555-562.
2. GlobalSurg C. Surgical site infection after gastrointestinal surgery in high-income, middle-income, and low-income countries: a prospective, international, multicentre cohort study. Lancet Infect Dis. 2018; 18(5): 516-525.
3. Ouedraogo S, Kambire JL, Ouedraogo S, et al. Surgical Site Infection after Digestive Surgery: Diagnosis and Treatment in a Context of Limited Resources. Surg Infect (Larchmt). 2020;21(6):547-551.
4. Gantz O, Zagadailov P, Merchant AM. The Cost of Surgical Site Infections after Colorectal Surgery in the United States from 2001 to 2012: A Longitudinal Analysis. Am Surg. 2019; 85(2): 142-149.
5. Phạm Văn Tân. Nghiên cứu nhiễm khuẩn vết mổ các phẫu thuật tiêu hóa tại Bệnh Viện Bạch Mai. Luận án Tiến sĩ y học. Học viện Quân Y. 2016.
6. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Hoàng, Trương Quang Trung. Đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ và một số yếu tố liên quan người bệnh phẫu thuật ống tiêu hóa tại Bệnh Viện Thanh Nhàn. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021; 507(1): 161 - 165.
7. Phạm Minh Khuê, Vũ Thị Thanh Hương, Đoàn Văn Hiển. Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, Hải Phòng năm 2021. Tạp chí y học dự phòng. 2022; 32(5): 140-147.
8. Phạm Thị Lan, Trịnh Thị Thoa, Nguyễn Vũ Hoàng Yến, và cộng sự. Nhiễm khuẩn vết mổ và các yếu tố liên quan tại Bệnh Viện Đại Học Y Dược TPHCM. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023; 524(2): 349 - 354.
9. Sun C, Gao H, Zhang Y, Pei L, Huang Y. Risk Stratification for Organ/Space Surgical Site Infection in Advanced Digestive System Cancer. Front Oncol. 2021; 11:705335.
10. Vicentini C, Gianino MM, Corradi A, et al. Cost-Effectiveness Analysis of the Prophylactic Use of Ertapenem for the Prevention of Surgical Site Infections after Elective Colorectal Surgery. Antibiotics (Basel). 2021; 10(3).
11. Panos G, Mulita F, Akinosoglou K, et al. Risk of surgical site infections after colorectal surgery and the most frequent pathogens isolated: a prospective single-centre observational study. Med Glas (Zenica). 2021; 18(2): 438-443.
12. Watanabe M, Suzuki H, Nomura S, et al. Risk factors for surgical site infection in emergency colorectal surgery: a retrospective analysis. Surg Infect (Larchmt). 2014; 15(3): 256-261.
13. Hibbert D, Abduljabbar AS, Alhomoud SJ, Ashari LH, Alsanea N. Risk Factors for Abdominal Incision Infection after Colorectal Surgery in a Saudi Arabian Population: The Method of Surveillance Matters. Surg Infect (Larchmt). 2015; 16(3): 254-262.
14. Lawson EH, Hall BL, Ko CY. Risk factors for superficial vs deep/organ-space surgical site infections: implications for quality improvement initiatives. JAMA Surg. 2013; 148(9): 849-858.
15. Isik O, Kaya E, Sarkut P, Dundar HZ. Factors Affecting Surgical Site Infection Rates in Hepatobiliary Surgery. Surg Infect (Larchmt). 2015; 16(3): 281-286.
16. Kiran RP, El-Gazzaz GH, Vogel JD, Remzi FH. Laparoscopic approach significantly reduces surgical site infections after colorectal surgery: data from national surgical quality improvement program. J Am Coll Surg. 2010; 211(2): 232-238.
17. Aimaq R, Akopian G, Kaufman HS. Surgical site infection rates in laparoscopic versus open colorectal surgery. Am Surg. 2011; 77(10): 1290-1294.