6. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị nhiễm khuẩn huyết do Staphylococcus aureus ở trẻ sơ sinh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của tình trạng nhiễm khuẩn huyết do Staphylococcus aureus (S.aureus) ở trẻ sơ sinh tại Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 01/2022 đến tháng 06/2023. Trong 38 trẻ sơ sinh, tỷ lệ nhập viện chủ yếu là bú kém (78,9%), sốt (76,3%), và li bì (34,2%). Biểu hiện hô hấp chiếm 71,1%, đa số là thở nhanh (44,7%) và rales ẩm (44,7%). Tỷ lệ bạch cầu ≥ 20 G/L (39,5%), < 5 G/L (10,6%), giảm bạch cầu hạt < 1,5 G/L (7,8%), giảm tiểu cầu < 150 G/L (18,8%), CRP ≥ 15 mg/l (78,9%). Tổn thương X-quang đa dạng như nốt mờ (73,6%), đông đặc (39,5%), tràn dịch màng phổi (21,1%), tràn khí màng phổi (15,8%), bóng khí (7,8%). Có 25/38 (65,8%) bệnh nhân cấy máu dương tính đơn độc, 13/38 (34,2%) kết hợp thêm vị trí khác. S. aureus còn nhạy cảm với nhiều kháng sinh như vancomycin (100%), linezolid (100%), ciprofloxacin (92,1%), levofloxacin (92,1%). Thời gian điều trị trung bình 21,2 ± 11,8 ngày, tỷ lệ tử vong là 13,2%. Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng nhiễm khuẩn huyết do S.aureus đa dạng, thường gặp tại cơ quan hô hấp. Mặc dù còn nhạy cảm với nhiều kháng sinh, nhiều trường hợp không đáp ứng với điều trị dẫn đến tỷ lệ tử vong còn cao. Điều này đòi hỏi cải thiện trong công tác chẩn đoán sớm và điều trị bệnh kịp thời.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhiễm khuẩn huyết, Staphylococcus aureus, trẻ sơ sinh
Tài liệu tham khảo
2. Vasiljević B, Antonović O, Maglajlić-Djukić S, et al. [The serum level of C-reactive protein in neonatal sepsis]. Srp Arh Celok Lek. 2008; 136(5-6): 253-257. doi:10.2298/sarh0806253v.
3. Ortiz de Zárate M, Sáenz C, Cimbaro Canella R, et al. Prevalence of microbiologically confirmed neonatal sepsis at a maternity center in the City of Buenos Aires. Arch Argent Pediatr. 2023; 121(3): e202202779. doi:10.5546/aap.2022-02779.eng.
4. Ericson JE, Popoola VO, Smith PB, et al. Burden of Invasive Staphylococcus aureus Infections in Hospitalized Infants. JAMA Pediatr. 2015 Dec; 169(12): 1105-11. doi: 10.1001/jamapediatrics.2015.2380.
5. Sattler CA, Mason EO, Kaplan SL. Prospective comparison of risk factors and demographic and clinical characteristics of community-acquired, methicillin-resistant versus methicillin-susceptible Staphylococcus aureus infection in children. Pediatr Infect Dis J. 2002; 21(10): 910-917. doi:10.1097/00006454-200210000-00005.
6. Nguyễn Thị Quỳnh Nga (2020), Nhiễm khuẩn sơ sinh, Bài giảng Nhi khoa, Tập 1, Nhà xuất bản Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, trang 119-129.
7. James S. Lewis II, PharmD, et al (2023), Performance Standards for Antimicrobial Susceptibility Testing; Twenty-Fifth Informational Supplement. CLSI document M100-S25. Wayne, PA - Z-Library.
8. Shadbolt R, We MLS, Kohan R, et al. Neonatal Staphylococcus Aureus Sepsis: a 20-year Western Australian experience. J Perinatol. 2022; 42(11): 1440-1445. doi:10.1038/s41372-022-01440-3.
9. Đỗ Trọng Đạt (2020). Đặc điểm lâm sàng, tính nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn và nhận xét kết quả điều trị nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng tại Bệnh viện Nhi trung ương, Luận văn Thạc sĩ y học, Trường Đại Học Y Hà Nội.
10. Hamdy RF, Hsu AJ, Stockmann C, et al. Epidemiology of Methicillin-Resistant Staphylococcus aureus Bacteremia in Children. Pediatrics. 2017; 139(6): e20170183. doi:10.1542/peds.2017-0183.
11. Celik IH, Hanna M, Canpolat FE, et al. Diagnosis of Neonatal Sepsis: The Past, Present and Future. Pediatr Res. 2022; 91(2): 337-350. doi:10.1038/s41390-021-01696-z.
12. Shittu AO, Okon K, Adesida S, et al. Antibiotic resistance and molecular epidemiology of Staphylococcus aureus in Nigeria. BMC Microbiol. 2011 May 5; 11:92. doi: 10.1186/1471-2180-11-92.
13. Dong Q, Liu Y, Li W, et al. Phenotypic and Molecular Characteristics of Community-Associated Staphylococcus aureus Infection in Neonates. Infect Drug Resist. 2020; 13:4589-4600. doi:10.2147/IDR.S284781.
14. Miles F, Voss L, Segedin E,. Review of Staphylococcus aureus infections requiring admission to a paediatric intensive care unit. Arch Dis Child. 2005; 90(12):1274-1278. doi:10.1136/adc.2005.074229.