14. Thang điểm ISS trong phân loại cấp cứu bệnh nhân chấn thương tại Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng của bệnh nhân chấn thương theo thang điểm độ nặng tổn thương chấn thương (ISS – Injury Severity Score). Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang trên bệnh nhân chấn thương tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 9/2022 đến tháng 6/2023. Nghiên cứu gồm 552 bệnh nhân, nhóm tuổi từ 16 - 60 chiếm 72,6%, nam 65%, nguyên nhân do tai nạn giao thông 64,9%. Có 10,9% có sử dụng đồ uống có cồn trước đó, 51,1% được sơ cứu sau tai nạn, có mối liên quan đến mức độ nặng theo phân tích hồi quy. Phương tiện đến viện chủ yếu là xe ô tô cá nhân, taxi 51,1%, xe cứu thương 31%. Có 38 bệnh nhân có điểm ISS ≥ 16 trong đó 15 bệnh nhân đa chấn thương chiếm 2,7%, có 4 bệnh nhân tử vong đều nằm trong nhóm đa chấn thương 0,4%. Các trường hợp rối loạn đông máu, suy hô hấp, truyền máu cấp cứu đều thuộc điểm ISS > 16. Bảng điểm ISS có khả năng phân loại mức độ nặng của bệnh nhân chấn thương.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chấn thương, phân loại, thang điểm ISS, khoa Cấp cứu, mức độ độ nặng
Tài liệu tham khảo
2. Garthe E, States JD, Mango NK. Abbreviated injury scale unification: the case for a unified injury system for global use. J Trauma. 1999; 47(2): 309-323. doi:10.1097/00005373-199908000-00016.
3. Baker SP, O’Neill B, Haddon W, Long WB. The injury severity score: a method for describing patients with multiple injuries and evaluating emergency care. J Trauma. 1974; 14(3): 187-196.
4. Champion HR, Copes WS, Sacco WJ, et al. A New Characterization of Injury Severity. Journal of Trauma and Acute Care Surgery. 1990; 30(5): 539.
5. Clark DE, Ryan LM. Modeling injury outcomes using time-to-event methods. J Trauma. 1997; 42(6): 1129-1134. doi:10.1097/00005373-199706000-00025.
6. Palmer C. Major trauma and the injury severity score--where should we set the bar? Annu Proc Assoc Adv Automot Med. 2007; 51: 13-29.
7. Đỗ Ngọc Sơn, Phạm Quang Anh, Trần Hiếu Học. Nghiên cứu áp dụng các bảng điểm ISS và RTS trong đánh giá mức độ nặng bệnh nhân cấp cứu chấn thương tại bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 2 - tháng 4/2017.
8. Nguyễn Minh Hải, Nguyễn Trung Kiên. Nghiên cứu đặc điểm, kết quả sơ cứu ban đầu và điều trị thương tích do tai nạn giao thông đường bộ tại bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang năm 2020-2021. Tạp chí y học Việt Nam Tập 510 - Số 1 - 2022.
9. Trần Minh Hào, Vũ Minh Hải. Mức độ chấn thương và thực trạng sơ cấp cứu trước viện tai nạn giao thông đường bộ đến khám tại bệnh viện đa khoa Tiền Hải, Thái Bình năm 2016. Tạp chí y học Việt Nam Tập 505 - Số 2 - 2021.
10. Champion HR, Copes WS, Sacco WJ, et al. A new characterization of injury severity. J Trauma. 1990; 30(5): 539-545; discussion 545-546. doi:10.1097/00005373-199005000-00003.
11. Nguyễn Thị Hoa, Đoàn Thị Ngọc Diệp. Đặc điểm bệnh nhi đa chấn thương điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh từ 2012-2014. Y Học Thành phố Hồ Chí Minh Tập 18 số 6 năm 2014.
12. Kahraman C, Taşdemir K, Akçali Y, Oĝuzkaya F, Emiroĝullari N, Bilgin M. Blunt Thoracic Trauma: Analysis of 1730 Patients. Asian Cardiovasc Thorac Ann. 1998; 6(4): 308-312. doi:10.1177/021849239800600416.
13. Đinh Văn Quỳnh, Nguyễn Đức Chinh, Phạm Hải Băng. Thực trạng cấp cứu chấn thương trước viện qua các trường hợp chấn thương sọ não nặng do tai nạn giao thông cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức. Tạp chí y học Việt Nam Tập 509 - Số 1 - 2021.
14. Older polytrauma: Mortality and complications. Injury-international Journal of The Care of The Injured. 2019; 50(8): 1440-1447. doi:10.1016/J.INJURY.2019.06.024.