6. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ bị dị tật giãn đài bể thận tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Ngô Thị Thu Hương, Trần Ngọc Sơn, Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Thị Việt Hà

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Dị tật giãn đài bể thận là hậu quả của tắc nghẽn đường tiết niệu làm cho đài thận, bể thận và cả niệu quản giãn dần ra làm thay đổi kích thước thận và giảm chức năng thận. Mục tiêu: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng giãn đài bể thận ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Nghiên cứu 110 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh giãn đài bể thận theo tiêu chuẩn của Hiệp hội siêu âm thai nhi được theo dõi và điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương trong 1 năm (từ 1/6/2022 đến 31/5/2023). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả một loạt ca bệnh. Kết quả: tuổi trung bình là 4,2, tuổi nhỏ nhất 1 tháng, tuổi lớn nhất 12,6 tuổi. Nhóm tuổi trên 5 tuổi chiếm tỷ lệ cao 39,1%. Nam gặp nhiều hơn nữ.Thời điểm chẩn đoán của bệnh sau sinh là 50,9% cao hơn nhóm được chẩn đoán trước sinh là 49,1%. Trẻ tái khám theo hẹn là 85,6%, Dấu hiệu đái buốt, đái rắt ở nhóm chẩn đoán lần đầu cao hơn nhóm tái khám lần lượt có tỷ lệ là: 25% và 6,4%. Triệu chứng tổn thương tại đường tiêu hóa có tỷ lệ cao ở nhóm chẩn đoán lần đầu 50%, nhóm tái khám là 5,3%. Bất thường cơ quan sinh dục tiết niệu: 16,4%. Có 1 trường hợp mức lọc cầu thận giảm, tổn thương suy thận mạn. Nhóm trẻ bị giãn đài bể thận độ III và IV cần phải theo dõi sự thay đổi kích thước giãn đài bể thận định kỳ. Kết luận: Dị tật giãn đài bể thận phần lớn là không có triệu chứng lâm sàng nên cần theo dõi định kỳ bằng siêu âm thận. Nhóm trẻ có giãn đài bể thận độ III và IV cần phải theo dõi định kỳ và điều trị sớm khi có tổn thương thận.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Grignon A, Filion R, Filiatrault D, et al. Urinary tract dilatation in utero: classification and clinical applications. Radiology. 1986; 160(3): 645-647. doi:10.1148/radiology.160.3.3526402.
2. Ismaili K, Hall M, Piepsz A, Alexander M, Schulman C, Avni FE. Insights into the pathogenesis and natural history of fetuses with renal pelvis dilatation. Eur Urol. 2005; 48(2): 207-214. doi:10.1016/j.eururo.2005.02.014.
3. Ultrasound grading of hydronephrosis: introduction to the system used by the Society for Fetal Urology - PubMed. Accessed June 16, 2023. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/8255658/.
4. Nguyễn Việt Hoa. Nghiên cứu chẩn đoán sớm và điều trị hẹp khúc nối bể thận - niệu quản ở trẻ em bằng phẫu thuật Anderson - Hynes, Luận văn Tiến sỹ, Trường đại học y Hà Nội. Published online 2010.
5. Farladansky-Gershnabel S, Gluska H, Meyer S, et al. Postnatal Outcomes of Fetuses with Prenatal Diagnosis of 6-9.9 mm Pyelectasis. Child Basel Switz. 2023; 10(2): 407. doi:10.3390/children10020407.
6. Vũ Văn Phương. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật hẹp khúc nối bể thận - niệu quản ở trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức, Luận văn Thạc sỹ, Trường đại học y Hà Nội. In: ; 2012.
7. Costa FP, Simões E Silva AC, Mak RH, et al. A clinical predictive model of renal injury in children with isolated antenatal hydronephrosis. Clin Kidney J. 2020; 13(5): 834-841. doi:10.1093/ckj/sfz102.
8. Hsu JM, Chen M, Lin WC, Chang HK, Yang S. Ureteroscopic management of sepsis associated with ureteral stone impaction: is it still contraindicated? Urol Int. 2005; 74(4): 319-322. doi:10.1159/000084430.
9. Masson P, De Luca G, Tapia N, et al. [Postnatal investigation and outcome of isolated fetal renal pelvis dilatation]. Arch Pediatr Organe Off Soc Francaise Pediatr. 2009; 16(8): 1103-1110. doi:10.1016/j.arcped.2009.05.008.