20. Đặc điểm lâm sàng, X-quang của viêm xoang hàm do răng tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội

Khổng Hoàng Thao, Hoàng Việt Hải, Trần Cao Bính, Phạm Thu Trang, Phan Thị Bích Hạnh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3/2022 đến tháng 6/2023 tại Khoa Điều trị Nội nha, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội trên 32 người bệnh được chẩn đoán viêm xoang hàm do răng, nhằm đánh giá đặc điểm lâm sàng và Xquang ở nhóm đối tượng trên. Kết quả cho thấy, tình trạng đau nhức vùng mặt chiếm 90,6%, đau nhức răng hàm trên cùng bên chiếm 90,6%. Mờ xoang hàm cùng bên một phần chiếm 62,5%, hình ảnh viêm quanh chóp chiếm 87,5%, hình ảnh tiêu xương quanh chóp chiếm 84,4% Như vậy, viêm xoang hàm do răng có hai triệu chứng gợi ý rất có giá trị là đau nhức vùng mặt và đau nhức răng hàm trên cùng bên. Trên phim chụp cắt lớp chùm tia hình nón (Conebeam Computed Tomography - CBCT), cần phát hiện những dấu hiệu quan trọng hướng đến nguyên nhân viêm xoang do răng là mờ xoang hàm cùng bên và viêm quanh chóp răng, tiêu xương quanh chóp. Phim chụp cắt lớp chùm tia hình nón có giá trị chẩn đoán tổn thương xoang hàm và đánh giá chi tiết tổn thương răng nguyên nhân, giúp lập kế hoạch điều trị phối hợp xoang và răng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Tuấn Hùng. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, Conebeam CT trên bệnh nhân viêm xoang hàm do răng. Luận văn chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội; 2020.
2. Hisato Yoshida, Masafumi Sakashita, Naoto Adachi, Shinpei Matsuda, Shigeharu Fujieda, Hitoshi Yoshimura. Relationship between infected tooth extraction and improvement of odontogenic maxillary sinusitis. Laryngoscope Investig Otolaryngol. 2022; 7(2): 335-341.
3. Huỳnh Thị Ánh Ngọc. Nhận xét các trường hợp viêm xoang hàm do răng điều trị tại Bệnh viện Tai-Mũi-Họng Trung Ương năm 2012-2013. Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội. 2014; 1.
4. Piotr Kuligowski, Aleksandra Jaro ´n, Olga Preuss, Ewa Gabrysz-Trybek, Joanna Bladowska and Grzegorz Trybek. Association between Odontogenic and Maxillary Sinus Conditions: A Retrospective Cone-Beam Computed Tomographic Study. J. Clin. Med. 2021; 10, 2849.
5. Elluru Venkatesh, Snehal Venkatesh Elluru. Conebeam computed tomography: basics and applications in dentistry, Journal of istanbul University faculty of Dentistry. 2017; 51(3 Suppl 1): S102-S121.
6. Michelle Mailett, Water R Bowles, Scott L McClanahan, Mike T John, Mansur Ahmad. Cone-beam computed tomography evaluation of maxillary sinusitis, Journal of endodontics. 2011; 37(6): 753-757.
7. Cristian Martu, Maria-Alexandra Martu, George-Alexandru Maftei , Diana Antonela Diaconu-Popa and Luminita Radulescu. Odontogenic Sinusitis: From Diagnosis to Treatment Possibilities - A Narrative Review of Recent Data. Diagnostics. 2022; 12, 1600.
8. Akhlaghi F, Esmaeelinejad M, Safai P. Etiologies and Treatments of Odontogenic Maxillary Sinusitis: A Systematic Review. Iran Red Crescent Med J. 2015 ;17(12): e25536.
9. Sonia Peñarrocha-Oltra, David Soto-Peñaloza, Leticia Bagán-Debón, José V. Bagán-Sebastián, David Peñarrocha-Oltra. Association between maxillary sinus pathology and odontogenic lesions in patients evaluated by cone beam computed tomography. A systematic review and meta-analysis. Med Oral Patol Oral Cir Bucal. 2020; 25 (1): 34-48.
10. Lechien J. R., Filleul O., Costa de Araujo P, et al. Chronic maxillary rhinosinusitis of dental origin: a systematic review of 674 patient cases. Interational journal of otolaryngology. 2014; 2014: 465173.