21. Đặc điểm lâm sàng ý tưởng tự sát ở người bệnh rối loạn trầm cảm tái diễn điều trị nội trú

Nguyễn Văn Tuấn, Hoàng Phương, Trần Nguyễn Ngọc, Phạm Thị Phương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng ý tưởng tự sát ở người bệnh rối loạn trầm cảm tái diễn điều trị nội trú. Nghiên cứu được thực hiện trên 81 người bệnh được chẩn đoán xác định rối loạn trầm cảm tái diễn theo tiêu chuẩn của ICD-10 (F33.xx) điều trị nội trú tại Viện sức khỏe Tâm thần trong thời gian từ tháng 10/2022 đến tháng 6/2023 với phương pháp mô tả cắt ngang. Kết quả: tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 50,2 ± 15,4 tuổi, trong đó có 70,4% là nữ. Có 66,7% người bệnh rối loạn trầm cảm tái diễn có ý tưởng tự sát, phần lớn ý tưởng tự sát có tính chất xuất hiện từ từ, với tần suất từ 2 - 5 lần/tuần, thường xuất hiện liên tục cả tuần ở cả 2 nhóm và đầu tuần với nhóm không có triệu chứng loạn thần, hai khung giờ 0h - 6h và 6h - 12h thường hay gặp nhất, riêng với nhóm có triệu chứng loạn thần khung giờ 12h - 18h cũng thường gặp (45,5%). Cường độ ý tưởng tự sát đa số là trung bình (40,7%) đến mạnh (33,3%) và thời gian kéo dài từ 1 giờ trở lên chiếm phần lớn (72,2%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization. International Statistical Classification of Diseases and Related Health Problems. 10 ed. Geneva1992.
2. Harmer B, Lee S, Duong T vi H, et al. Suicidal Ideation. In: StatPearls. StatPearls Publishing; 2023. Accessed June 5, 2023. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK565877/.
3. Klonsky ED, May AM, Saffer BY. Suicide, Suicide Attempts, and Suicidal Ideation. Annu Rev Clin Psychol. 2016; 12:307-330. doi:10.1146/annurev-clinpsy-021815-093204.
4. Bachmann S. Epidemiology of Suicide and the Psychiatric Perspective. Int J Environ Res Public Health. 2018; 15(7): 1425. doi:10.3390/ijerph15071425.
5. Cai H, Jin Y, Liu S, et al. Prevalence of suicidal ideation and planning in patients with major depressive disorder: A meta-analysis of observation studies. J Affect Disord. 2021; 293:148-158. doi:10.1016/j.jad.2021.05.115.
6. Nguyễn Thị Thu Huyền. Đặc điểm ý tưởng và hành vi tự sát ở bệnh nhân trầm cảm tái diễn. Tạp Chí Nghiên Cứu Y Học. 2020; 133(9): 108-114
7. Vũ Sơn Tùng, Nguyễn Văn Tuấn, Hahn E. Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm tái diễn ở người bệnh nội trú tại cơ sở sức khỏe tâm thần. Tạp Chí Nghiên Cứu Y Học. 2022; 150(2): 116-123.
8. World Health Organization. Depression and Other Common Mental Disorders: Global Health Estimates.Geneva; 2017: 8.
9. Zhao L, Han G, Zhao Y, et al. Gender Differences in Depression: Evidence From Genetics. Front Genet. 2020; 11.
10. Choi YJ, Lee WY. The prevalence of suicidal ideation and depression among primary care patients and current management in South Korea. Int J Ment Health Syst. 2017; 11(1): 18.
11. Lee JI, Burdick KE, Ko CH, et al. Prevalence and factors associated with suicide ideation and psychiatric morbidity among inpatients of a general hospital: A consecutive three-year study. Kaohsiung J Med Sci. 2021; 37(5): 427-433. doi:10.1002/kjm2.12336.
12. Saeed BA. Suicidal ideation among a group of depressed outpatients. Zanco J Med Sci Zanco J Med Sci. 2017; 21(3): 1907-1914. doi:10.15218/zjms.2017.050.
13. Freichel R, O’Shea BA. Suicidality and mood: the impact of trends, seasons, day of the week, and time of day on explicit and implicit cognitions among an online community sample. Transl Psychiatry. 2023; 13(1): 1-9. doi:10.1038/s41398-023-02434-1.
14. Miranda R, Ortin A, Scott M, et al. Characteristics of suicidal ideation that predict the transition to future suicide attempts in adolescents. J Child Psychol Psychiatry. 2014; 55(11): 1288-1296. doi:10.1111/jcpp.12245.