29. Đánh giá kết quả áp dụng mô hình hỗ trợ chẩn đoán, điều trị bệnh nhân hồi sức cấp cứu giữa Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả hỗ trợ chẩn đoán và xử trí hồi sức cấp cứu từ xa (Tele-ICU) giữa Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá, từ tháng 1/2022 đến tháng 3/2023. Nghiên cứu can thiệp trên 100 bệnh nhân được can thiệp Tele-ICU, tuổi trung bình 61,7 ± 20, thời gian điều trị trung bình là 10,8 ± 8,3 ngày. Có 42% ca bệnh có kết quả điều trị đỡ, giảm; 22,0% ca bệnh không thay đổi so với lúc vào viện và 34,0% chuyển nặng hơn. Trong số 25/100 (25%) ca chuyển viện thì có tới 32,0% (8/25) người bệnh chuyển tới các các bệnh viện khác tại địa bàn tỉnh Thanh Hoá để tiếp tục điều trị. Số bệnh nhân còn lại được chuyển lên các bệnh viện tuyến trên ở Hà Nội là 68,0% (17/25). Triển khai Tele-ICU giữa Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa giúp hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các bệnh nhân phức tạp, nhiều bệnh kèm theo được phát hiện thêm và giảm tỷ lệ bệnh nhân phải chuyển tuyến trên.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Y tế từ xa, hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Tài liệu tham khảo
2. Hincapié MA, Gallego JC, Gempeler A, Piñeros JA, Nasner D, Escobar MF. Implementation and Usefulness of Telemedicine During the COVID-19 Pandemic: A Scoping Review. J Prim Care Community Health. 2020; 11: 2150132720980612. doi:10.1177/2150132720980612.
3. Whitten P, Holtz B, LaPlante C. Telemedicine: What have we learned? Appl Clin Inform. 2010; 1(2): 132-141. doi:10.4338/ACI-2009-12-R-0020.
4. Fusaro MV, Becker C, Scurlock C. Evaluating Tele-ICU Implementation Based on Observed and Predicted ICU Mortality: A Systematic Review and Meta-Analysis. Crit Care Med. 2019; 47(4): 501-507. doi:10.1097/CCM.0000000000003627.
5. Faine BA, Noack JM, Wong T, et al. Interhospital Transfer Delays Appropriate Treatment for Patients With Severe Sepsis and Septic Shock: A Retrospective Cohort Study. Crit Care Med. 2015; 43(12): 2589-2596. doi:10.1097/CCM.0000000000001301.
6. Young LB, Chan PS, Lu X, Nallamothu BK, Sasson C, Cram PM. Impact of telemedicine intensive care unit coverage on patient outcomes: a systematic review and meta-analysis. Arch Intern Med. 2011; 171(6): 498-506. doi:10.1001/archinternmed.2011.61.
7. Breslow MJ, Rosenfeld BA, Doerfler M, et al. Effect of a multiple-site intensive care unit telemedicine program on clinical and economic outcomes: an alternative paradigm for intensivist staffing. Crit Care Med. 2004; 32(1): 31-38. doi:10.1097/01.CCM.0000104204.61296.41.
8. Zawada ET, Herr P, Larson D, Fromm R, Kapaska D, Erickson D. Impact of an Intensive Care Unit Telemedicine Program on a Rural Health Care System. Postgrad Med. 2009; 121(3): 160-170. doi:10.3810/pgm.2009.05.2016.
9. Lilly CM, Cody S, Zhao H, et al. Hospital mortality, length of stay, and preventable complications among critically ill patients before and after tele-ICU reengineering of critical care processes. JAMA. 2011; 305(21): 2175-2183. doi:10.1001/jama.2011.697.
10. Đinh Thái Sơn, Lê Văn Sỹ, Lê Văn Cường, Lê Duy Long, Hoàng Bùi Hải. Thực trạng chuyển tuyến của người bệnh khoa cấp cứu, hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, năm 2020. Tạp Chí Nghiên Cứu Y Học. 2023; 162(1): 247-255.
11. Hatherill M, Waggie Z, Reynolds L, Argent A. Transport of critically ill children in a resource-limited setting. Intensive Care Med. 2003; 29(9): 1547-1554. doi:10.1007/s00134-003-1888-7.
12. Ilboudo TP, Chou YJ, Huang N. Compliance with referral for curative care in rural Burkina Faso. Health Policy Plan. 2012; 27(3): 256-264. doi:10.1093/heapol/czr041.
13. Nguyễn Thị Lan Minh, Nguyễn Quang Dũng, Trần Ngọc Huệ, Đoàn Thị Lệ Thủy, Lê Thị Kim Hoàn. An toàn người bệnh được chuyển tuyến đến khoa cấp cứu bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2019. Tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh. 24(5): 52-58.