30. Kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt u tuyến thượng thận có tăng tiết hormone

Trần Quốc Hoà, Nguyễn Đình Bắc

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm đánh giá tính hiệu quả và an toàn của phẫu thuật nội soi (PTNS) sau phúc mạc cắt tuyến thượng thận điều trị UTTT có tăng tiết hormone. Từ tháng 7/2021 đến tháng 7/2023 có 38 bệnh nhân được PTNS sau phúc mạc để điều trị UTTT tăng tiết hormone và không có bệnh nhân nào phải chuyển mổ mở. Tuổi trung bình là 44,8 ± 12,7 tuổi, BMI trung bình là 22,0 ± 2,7 và kích thước trung bình của u là 25,8 ± 13,5mm. Thời gian phẫu thuật trung bình là 76,3 ± 15,0 phút. Không có bệnh nhân nào phải truyền máu trong và sau mổ. Có 2 bệnh nhân có biến chứng sau mổ, trong đó 1 bệnh nhân hội chứng Conn bị sốt sau mổ và 1 bệnh nhân hội chứng Cushing bị tụ dịch sau phúc mạc sau mổ. Thời gian nằm viện trung bình sau mổ là 3,8 ± 1,4 ngày. Sau thời gian theo dõi trung bình là 12,4 ± 7,4 tháng có 5 bệnh nhân chiếm 13,2% suy thượng thận sau mổ và 84,2% bệnh nhân đáp ứng tốt với phẫu thuật. Như vậy, PTNS sau phúc mạc là một phương pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị UTTT có tăng tiết hormone.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ciftci AO, Senocak ME, Tanyel FC, et al. Adrenocortical tumors in children. J Pediatr Surg. 2001; 36:549–554.
2. Mantero F, Terzolo M, Amaldi G, et al. Study group on Adrenal Tumors of the Italian Society of Endocrinology. A survey on adrenal incidentaloma in Italy. J Clin Endocrinol Metab. 2000; 85:637644.
3. Terzolo M, Stigliano A, Chiodini I, et al. AME position statement on adrenal incidentaloma. Eur J Endocrinol. 2001; 163:851–870.
4. Kloos RT, Gross MD, Francis IR, et al. Incidentally discovered adrenal masses. Endocr Rev. 1995; 16:460–484.
5. Fassnacht M, Arlt W, Bancos I, et al. Management of adrenal incidentalomas: European Society of Endocrinology Clinical Practice Guideline in collaboration with the European Network for the Study of Adrenal Tumors. Eur J Endocrinol. 2016; 175:G1–G34.
6. Giovanni Alemanno, Carl Bergamini, Paolo Prosperi, et al. Adrenalectomy: indications and options for treatment. Updates in Surgery. 2017; 69(2):119–125.
7. Gagner M, Lacroix A, Prinz RA, et al. Early experience with laparoscopic approach for adrenalectomy. Surgery. 1993; 114(6):1120–1124
8. Corssmit Eleonora P.M., Dekkers Olaf M. Screening in adrenal tumors. Current Opinion in Oncology. 2019; 31(3):243–246.
9. Talal Al-Jalabneh, Omar Al-Shawabkeh, Ibrahim Al-Gwairy, et al. Laparoscopic Versus Open Adrenalectomy: a Retrospective Comparative Study. Med Arch. 2021; 75(1): 41-44
10. Nigri G., Rosman A. S., Petrucciani N., et al. Meta-analysis of trials comparing laparoscopic transperitoneal and retroperitoneal adrenalectomy. Surgery. 2013; 153(1): 111–119.
11. Zhao Liu , Dawei Li, Lei Yan, et al. Comparison of lateral transperitoneal and retroperitoneal approaches for homolateral laparoscopic adrenalectomy. BMC Surgery. 2021; 21:432.
12. L. Michael Brunt, Jeffrey F. Moley, Gerard M. Doherty, et al. Outcomes analysis in patients undergoing laparoscopic adrenalectomy for hormonally active adrenal tumors. Surgery. 2001; 130(4): 629-635.
13. Wierdak Mateusz, Sokołowski Grzegorz, Natkaniec Michał, et al. Short- and long-term results of laparoscopic adrenalectomy for Conn’s syndrome. Videosurgery and Other Miniinvasive Techniques. 2018; 13(3): 292–298.
14. Giovanni Conzo, Daniela Pasquali, Claudio Gambardella, et al. Long-term outcomes of laparoscopic adrenalectomy for Cushing disease. International Journal of Surgery. 2014; 12: S107–S111.
15. Takanobu Utsumi, Shota Iijima, Yuka Sugizaki, et al. Laparoscopic adrenalectomy for adrenal tumors with endocrine activity: Perioperative management pathways for reduced complications and improved outcomes. International Journal of Urology. 2023. doi: 10.1111/iju.15218.