32. Đánh giá kết quả điều trị rò trực tràng - tiền đình ở trẻ nữ có lỗ hậu môn bình thường bằng kỹ thuật Tsugawa tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Bùi Văn Lâm, Phạm Duy Hiền, Trần Anh Quỳnh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Rò trực tràng - tiền đình là bệnh lý hiếm gặp ở trẻ nữ trong các thể loại dị tật hậu môn trực tràng. Điều trị dị tật này có nhiều phương pháp, trong đó kỹ thuật Tsugawa là kỹ thuật được áp dụng tại nhiều trung tâm phẫu thuật nhi trên thế giới. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị rò trực tràng - tiền đình bằng kỹ thuật Tsugawa ở trẻ nữ có hậu môn bình thường tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2022. Tất cả các được chẩn đoán rò trực tràng - tiền đình và đã được phẫu thuật bằng phương pháp Tsugawa tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2022. Các chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm tuổi mổ, thời gian mổ, ngày điều trị, tai biến, biến chứng sau mổ và kết quả theo dõi lâu dài sau phẫu thuật. Trong thời gian nghiên cứu, có 34 bệnh nhân đã được phẫu thuật bằng kỹ thuật Tsugawa. Độ tuổi phẫu thuật trung bình là 50 ± 30 tháng tuổi, thời gian mổ trung bình 40,9 ± 14,5 phút. Tổn thương ban đầu chủ yếu là loại II (58,8%). Có 4 bệnh nhân tái phát sau mổ lần 1 tại Bệnh viện Nhi Trung ương (11,8%), trong đó 1 bệnh nhân mổ lại đã khỏi bệnh (3,0%), 3 bệnh nhân chưa mổ lại (8,8%). Đánh giá kết quả tốt đạt 91,2%, xấu 8,8%. Phẫu thuật Tsugawa điều trị bệnh lý rò trực tràng - tiền đình là an toàn, hiệu quả kể cả những trường hợp rò tái phát.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Manjiri S, Shetty J, Padmalatha S, Luthra K, Patil N. Perineal canal repair using modified Tsuchida’s technique. Annals of Pediatric Surgery 2020; 16.1: 1-6.
2. Tsuchida Y, Saito S, Honna T, Makino S-i, Kaneko M, Hazama H. Double termination of the alimentary tract in females: a report of 12 cases and a literature review. Journal of pediatric surgery. 1984; 19(3): 292-296.
3. Tsugawa C, Nishijima E, Muraji T, Satoh S, Kimura K. Surgical repair of rectovestibular fistula with normal anus. Journal of pediatric surgery. 1999; 34(11): 1703-1705.
4. Son LT, Hung LTJPSI. Perineal canal: a special entity of anorectal malformations in Vietnam. 2011; 27: 1105-1110.
5. Lawal TA, Chatoorgoon K, Bischoff A, Peña A, Levitt MA. Management of H-type rectovestibular and rectovaginal fistulas. Journal of Pediatric Surgery. 2011; 46(6): 1226-1230.
6. Okur MH, Cal S, Otcu S. Diagnosis and surgical repair of congenital H-type rectovestibular fistula in girls with normal anus: Two case reports and a review of the literature. Pediatric urology case reports. 2018; 5(5): 136-140.
7. Li L, Zhang T-c, Zhou C-b, Pang W-b, Chen Y-j, Zhang J-z. Rectovestibular fistula with normal anus: a simple resection or an extensive perineal dissection? Journal of Pediatric Surgery. 2010; 45(3): 519-524.
8. Wakhlu A, Pandey A, Prasad A, Kureel S, Tandon R. Perineal canal. Pediatric surgery international. 1997; 12(4): 283-285.
9. Bùi Đức Hậu, Nguyễn Thanh Liêm, Tsugawa Chikara. Kết quả bước đầu điều trị rò trực tràng tiền đình bằng phẫu thuật một thì có dùng cơ thắt ngoài chèn giữa. Y học thực hành - Chuyên đề Ngoại nhi. 2002; 410: 42-44.
10. Rintala R, Mildh L, Lindahl H. H-type anorectal malformations: incidence and clinical characteristics. Journal of pediatric surgery. 1996; 31(4): 559-562.
11. Kajihara K, Fukuzawa H, Fukumoto K, et al. Risk factors for the recurrence of perineal canal. Pediatric Surgery International. 2019; 35(10): 1137-1141.
12. Tahmina Banu JHMH, M. Abdul Aziza, Kokila Lakhoob. Anovestibular fistula with normal anus. Journal of pediatric surgery 2008; 43.3: 526-529.