Thực trạng thừa cân béo phì của học sinh Trường Tiểu học Hồng Thái, huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng

Cáp Minh Đức1, Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Thắm
1 s:45:"Trường Đại học Y Dược Hải Phòng";

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 424 học sinh Trường Tiểu học Hồng Thái, An Dương, Hải Phòng, từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 5 năm 2021 nhằm xác định tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh. Học sinh được cân, đo chiều cao bằng phương pháp nhân trắc học. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh là 24,52%, thừa cân là 15,09%, béo phì là 9,43%; tỷ lệ học sinh nam, nữ thừa cân, béo phì lần lượt là 33,49% và 15,81%. Tỷ lệ thừa cân, béo phì của nhóm 9 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 32,05%; tiếp đến là nhóm 8 tuổi 27,27%; nhóm 6 tuổi 25,97%; nhóm 10 tuổi 21,92% và thấp nhất là nhóm học sinh 7 tuổi 15,12%. Cần có các biện pháp can thiệp sớm nhằm giảm tỷ lệ thừa cân béo phì ở đối tượng này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO. Global Strategy on Diet, Physical Activity and Health: Childhood overweight and obesity. Access date: 21/11/2019, at website https://www.who.int/dietphysicalactivity/childhood/en/; 2019.
2. WHO. Obesity and overweight. Access date: 20/03/2021, at website https://www.who.int/en/news-room/fact-sheets/detail/obesity-and-overweight; 2020.
3. Phan HD, Nguyen TNP, Bui PL and et al. Overweight and obesity among Vietnamese school-aged children: National prevalence estimates based on the World Health Organization and International Obesity Task Force definition, PLoS One 2020; 15(10): e0240459.
4. Bộ Y tế. Công bố kết quả Tổng điểu tra Dinh dưỡng năm 2019-2020. Access date: 24/05/2021, at website https://moh.gov.vn/tin-noi-bat/-/asset_publisher/3Yst7YhbkA5j/content/bo-y-te-cong-bo-ket-qua-tong-ieu-tra-dinh-duong-nam-2019-2020; Hà Nội 2021.
5. Aggarwal B, Jain V. Obesity in Children: Definition, Etiology and Approach, Indian J Pediatr 2018; 85(6): 463-471.
6. Đặng Văn Chức, Đỗ Hồng Quân, Nguyễn Xuân Hùng và cộng sự. Một số yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì của học sinh Tiểu học Lương Bằng, Kim Động, Hưng Yên năm 2018, Tạp chí Y học dự phòng 2018; 30 (2): 66-71.
7. WHO. BMI-for-ages (5-19 years). Access date: 23/04/2021, at website https://www.who.int/tools/growth-reference-data-for-5to19-years/indicators/bmi-for-age; 2007.
8. Phạm Thị Diệp, Nguyễn Đức Thành, Phạm Duy Tường. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì ở trẻ 6-11 tuổi tại các trường Tiểu học ở thành phố Hải Dương năm 2018, Tạp chí Y học dự phòng 2020; 30 (8): 35-40.
9. Bùi Thị Minh Thái, Chu Thị Thu Hà, Nguyễn Thành Quân và cộng sự. Thực trạng và một số yêu tố liên quan tới thừa cân béo phì ở học sinh Trường tiểu học Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội, 2015, Tạp chí Y học dự phòng 2016; 26(2): 124-131.
10. Nguyễn Thùy Linh, Lê Thị Hương, Dương Thị Phượng. Thực trạng thừa cân, béo phì và bữa ăn học đường của học sinh một số trường tiểu học Hà Nội năm 2017 và 2018, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm 2018; 14(2): 93-107.
11. Trần Thị Minh Hạnh, Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phan Nguyễn Thanh. Cảnh báo thừa cân, béo phì và tăng huyết áp ở trẻ tuổi học đường thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm 2016; 14(2): 85-92.
12. Hoàng Thị Đức Ngàn. Mối liên quan tiêu thụ thực phẩm, hoạt động thể lực với thừa cân, béo phì ở trẻ em tiểu học và tác động của điều kiện kinh tế xã hội, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm 2014; 10(1): 7-13.
13. Pham NK, Sepehri A, Le T. M and et al. Correlates of body mass index among primary school children in Ho Chi Minh city, Vietnam, Public Health 2020; 181: 65-72.
14. Lê Huy Hoàng, Trần Thị Phúc Nguyệt, Lại Thị Thơm và cộng sự. Tỷ lệ thừa cân và béo phì của học sinh trường Tiểu học Khương Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội, Tạp chí Y học Việt Nam 2018; 466 (1): 39-42.