3. Tình trạng nhiễm khuẩn cơ xương khớp điều trị tại Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Hoàng Anh Phú, Phạm Văn Tú, Phạm Hoài Thu

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm xác định nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn cơ xương khớp tại Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội giai đoạn 2022 - 2023. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 51 bệnh nhân nhiễm khuẩn cơ xương khớp. Tuổi trung bình 58,4 ± 16,2 tuổi, nam giới chiếm 64,7%, thời gian điều trị trung bình 11,5 ± 4,4 ngày. Nhiễm khuẩn phần mềm là hay gặp nhất chiếm 66,7%. Tụ cầu vàng là vi khuẩn thường gặp nhất chiếm 63,6%. Tình trạng suy giảm miễn dịch hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch (23,5%), gút (21,5%), đái tháo đường (11,7%), tai biến y khoa (9,8%) là các yếu tố nguy cơ quan trọng gây nhiễm khuẩn cơ xương khớp. Do đó cần có các biện pháp dự phòng và tư vấn cho bệnh nhân về nguy cơ nhiễm khuẩn ở các đối tượng trên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ngô Quý Châu. Bệnh học Nội Khoa Tập 2. Nhà xuất bản Y học; 2018.
2. Nguyễn Thu Hiền. Mô hình bệnh tật tại Khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Bạch Mai từ năm 1991 - 2000. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa; 2000.
3. Huang YC, Ho CH, Lin YJ, et al. Site-specific mortality in native joint septic arthritis: a national population study. Rheumatol Oxf Engl. 2020;59(12):3826-3833. doi:10.1093/rheumato logy/keaa162
4. Kaandorp CJ, Van Schaardenburg D, Krijnen P, et al. Risk factors for septic arthritis in patients with joint disease. A prospective study. Arthritis Rheum. 1995;38(12):1819-1825. doi:1 0.1002/art.1780381215
5. Newman JH. Review of septic arthritis throughout the antibiotic era. Ann Rheum Dis. 1976;35(3):198-205. doi:10.1136/ard.35.3.198
6. Trần Thị Minh Hoa. Biến chứng nhiễm khuẩn do tiêm khớp và tiêm phần mềm cạnh khớp tại tuyến dưới được chẩn đoán và điều trị tại Khoa Khớp Bệnh viện Bạch mai (9/2010-3/2011). Tạp chí Y học Việt Nam. 2011;7(383):91-99.
7. Nguyễn TH, Trần HT, Nguyễn VH. Nhận xét tình trạng nhiễm khuẩn khớp và phần mềm cạnh khớp tại Khoa Cơ Xương Khớp - Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2020 - 2021. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021;506(2). doi:10.51298/vmj.v506i2.1260
8. Rego de Figueiredo I, Vieira Alves R, Guerreiro Castro S, et al. Septic arthritis incidence and risk factors: A 5-year cross-sectional study. Infect Dis Lond Engl. 2019;51(8):635-637. doi:10.1080/23744235.2019.1633471
9. Dandé Á, Nöt LG, Bűcs G, et al. Efficacy of microbiological culturing in the diagnostics of joint and periprosthetic infections. Injury. 2021;52:S48-S52. doi:10.1016/j.injury.2020.02. 058
10. Crickx B, Chevron F, Sigal-Nahum M, et al. Erysipelas: epidemiological, clinical and therapeutic data (111 cases). Ann Dermatol Venereol. 1991;118(1):11-16.