17. Đặc điểm hóa sinh của bệnh nhân thiếu beta-ketothiolase
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Bệnh thiếu hụt enzym beta-ketothiolase là một bệnh rối loạn chuyển hóa do đột biến gen ACAT1 (gen T2) nằm trên nhiễm sắc thể số 11 (11q22.3-q23). Bệnh được đặc trưng bởi những đợt nhiễm toan ceton cấp và không có triệu chứng lâm sàng giữa các đợt. Cơ chế gây bệnh thiếu enzym beta-ketothiolase là do đột biến gen T2, dẫn tới gián đoạn quá trình giáng hóa isoleucin và thể ceton trong cơ thể. Các xét nghiệm hóa sinh đóng vai trò quan trọng trong việc sàng lọc và chẩn đoán bệnh thiếu hụt enzym beta-ketothiolase. Nghiên cứu hồi cứu, mô tả một loạt ca bệnh được thực hiện nhằm mô tả các đặc điểm sàng lọc và phân tích acid hữu cơ niệu của bệnh nhân thiếu beta-ketothiolase. Định lượng các acylcarnitin trong mẫu máu thấm khô bằng kỹ thuật khối phổ đôi (MS/MS) và phân tích acid hữu cơ niệu bằng kỹ thuật sắc ký khí ghép nối khối phổ (GC/MS) được áp dụng để chẩn đoán 26 bệnh nhân tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 04/2017 đến tháng 01/2023. Trong đó, có 23 bệnh nhân được sàng lọc bằng nồng độ acylcarnitin máu có 19/23 tăng nồng độ của acylcarnitin C5:1 và 20/23 tăng C5:OH, 18/23 bệnh nhân tăng cả 2 chỉ số C5:1 và C5:OH; 1 bệnh nhân chỉ tăng C5:1; 2 bệnh nhân chỉ tăng C5:OH; 2 bệnh nhân không tăng cả 2 chỉ số. Kết quả phân tích acid hữu cơ niệu của 26 bệnh nhân cho thấy sự tăng nồng độ của acid niệu 2MAA (6/26), 2M3HB (23/26), TIG (13/26) ở các bệnh nhân thiếu beta-ketothiolase. Xét nghiệm sàng lọc bằng MS/MS không đảm bảo phát hiện 100% các trưởng hợp bệnh ngay cả khi có triệu chứng lâm sàng. Không phải tất cả các bệnh nhân đều có mẫu hình đặc trưng khi phân tích acid hữu cơ niệu của bệnh thiếu beta-ketothiolase là tăng đào thải cả 3 chất 2MAA, 2M3HB và TIG trong nước tiểu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thiếu hụt beta-ketothiolase, khối phổ đôi (MS/MS), sắc ký khí ghép nối khối phổ (GC/MS)
Tài liệu tham khảo
2. Daum RS, Lamm PH, Mamer OA, et al. A “new” disorder of isoleucine catabolism. Lancet. Dec 11 1971;2(7737):1289-90. doi:10.1016/s0140-6736(71)90605-2
3. Fukao T. Beta-ketothiolase deficiency. Orphanet encyclopedia, September 2001.
4. Fukao T, Zhang GX, Sakura N, et al. The mitochondrial acetoacetyl-CoA thiolase (T2) deficiency in Japanese patients: urinary organic acid and blood acylcarnitine profiles under stable conditions have subtle abnormalities in T2-deficient patients with some residual T2 activity. J Inherit Metab Dis. 2003;26(5):423-31. doi:10.1023/a:1025117226051
5. Mak CM, Lee HC, Chan AY, et al. Inborn errors of metabolism and expanded newborn screening: review and update. Crit Rev Clin Lab Sci. Nov 2013;50(6):142-62. doi:10.3109/10408363.2013.847896
6. Nguyen KN, Abdelkreem E, Colombo R, et al. Characterization and outcome of 41 patients with beta-ketothiolase deficiency: 10 years’ experience of a medical center in northern Vietnam. J Inherit Metab Dis. May 2017;40(3):395-401. doi:10.1007/s10545-017-0026-6
7. Nguyễn Ngọc Khánh. Nghiên cứu kiểu hình, kiểu gen và kết quả điều trị của bệnh nhân thiếu enzym Beta-ketothiolase ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2017.
8. Fukao T, Sasai H, Aoyama Y, et al. Recent advances in understanding beta-ketothiolase (mitochondrial acetoacetyl-CoA thiolase, T2) deficiency. J Hum Genet. Feb 2019;64(2):99-111. doi:10.1038/s10038-018-0524-x
9. Grünert SC, Schmitt RN, Schlatter SM, et al. Clinical presentation and outcome in a series of 32 patients with 2-methylacetoacetyl-coenzyme A thiolase (MAT) deficiency. Mol Genet Metab. Sep 2017;122(1-2):67-75. doi:10.1016/j.ymgme.2017.06.012
10. Thadchanamoorthy V, Dayasiri K. Unexplained Tachypneoa and Severe Metabolic Acidosis in a Three-Month-Old Child: A Rare Presentation of Beta-Ketothiolose Deficiency. Cureus. Feb 2022;14(2):e21934. doi:10.7759/cureus.21934