23. Đánh giá tác động của gây mê lên thính giác ở các bệnh nhân được phẫu thuật
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Giảm thính giác sau phẫu thuật là một hiện tượng hiếm khi được báo cáo. Tuy nhiên, tỷ lệ báo cáo hiện tượng này tăng lên khi hầu hết các bác sĩ gây mê và bác sĩ phẫu thuật được cảnh báo. Giảm thính giác sau phẫu thuật có thể xuất hiện một bên hoặc hai bên, thoáng qua hoặc vĩnh viễn, đã được ghi nhận ở hầu hết các kỹ thuật gây mê. Nghiên cứu được tiến hành trên 25 người bệnh được gây mê nội khí quản tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sau phẫu thuật ổ bụng. Người bênh được tiến hành đánh giá thính lực trước mổ 1 ngày, sau mổ 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng. Kết quả: Đặc điểm đối tượng nghiên cứu: 18 nữ, 7 nam, độ tuổi: từ 24 - 68, tuổi hay gặp nhất là 40 - 50 tuổi, chiếm 67,2%. Các thuốc được sử dụng trong gây mê Fentanyl 0,5mg, Propofol 1%, Rocuronium bromid 10 mg/ml x 5ml, Ondansetron 8 mg/4ml, Ketorolac 30 mg/1ml. Sau mổ 1 ngày, số người nghe kém 18/25 (72%) người ở các mức độ khác nhau, nghe kém tiếp nhận là 100%. 11/18 (61,1%) người nghe kém tiếp nhận mức độ nhẹ, 7/18 người nghe kém mức độ trung bình. Sau 1 tuần: 2 người nghe kém mức độ nhẹ, sau 4 tuần: 1 người nghe kém mức độ nhẹ. Mối tương quan chặt chẽ giữa sự thay đổi của thính lực với: thời gian gây mê OR > 1, thuốc mê OR > 1,2, thời gian hồi tỉnh sau mổ > 0,9.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thính lực, nghe kém tiếp nhận, gây mê, thuốc mê
Tài liệu tham khảo
2. Hartikainen K, Rorarius MGF. Cortical responses to auditory stimuli during isoflurane burst suppression anaesthesia. Anaesthesia. 1999;54(3):210-214. doi:10.1046/j.1365-2044.1 999.00300.x
3. Deeprose C, Andrade J, Harrison D, et al. Unconscious auditory priming during surgery with propofol and nitrous oxide anaesthesia: a replication. Br J Anaesth. 2005;94(1):57-62. doi:10.1093/bja/aeh289
4. P Aceto, A Valente, M Gorgoglione, et al. Relationship between awareness and middle latency auditory evoked responses during surgical anaesthesia. Br J Anaesth. 2003;90(5):630-5. doi:10.1093/bja/aeg113.
5. Michael Wang, Catherine Deeprose, Jackie Andrade, et al. Psychology in the operating theatre. The British Psychological society. https://www.bps.org.uk/psychologist/ psychology-operating-theatre. Accessed September 25, 2023.
6. Ecsy K, Jones AKP, Brown CA. Alpha-range visual and auditory stimulation reduces the perception of pain. Eur J Pain. 2017;21(3):562-572. doi:10.1002/ejp.960
7. Jing Z, Pecka M, Grothe B. Ketamine-xylazine anesthesia depth affects auditory neuronal responses in the lateral superior olive complex of the gerbil. J Neurophysiol. 2021;126(5):1660-1669. doi:10.1152/jn.00217 .2021
8. Swanepoel D, Ebrahim S. Auditory steady-state response and auditory brainstem response thresholds in children. Eur Arch Otorhinolaryngol. 2009;266(2):213-219. doi:10. 1007/s00405-008-0738-1
9. Norrix LW, Trepanier S, Atlas M, et al. The Auditory Brainstem Response: Latencies Obtained in Children While under General Anesthesia. J Am Acad Audiol. 2012;23(1):57- 63. doi:10.3766/jaaa.23.1.6
10. Banoub M, Tetzlaff JE, Schubert A. Pharmacologic and physiologic influences affecting sensory evoked potentials: implications for perioperative monitoring. Anesthesiology. 2003;99(3):716-737. doi:10.1097/00000542-20 0309000-00029